Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 16:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ năm, 25/04/2024

Chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do triều cường

Thứ bảy, 13/08/2022 12:08

TMO - Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm, cứu nạn thành phố Cần Thơ vừa có công văn về việc chủ động, tăng cường công tác chống ngập lụt trong các đợt triều cường tiếp theo trong tháng 8, tháng 9 và tháng 10 Âm lịch.

Triều cường trên sông Hậu và các kênh, rạch trên địa bàn thành phố Cần Thơ tiếp tục lên cao, đạt mức cao nhất vào những ngày rằm Tháng 7 Âm lịch, với mức từ báo động I và báo động II. Mực nước cao nhất sẽ đạt từ 1,83m đến 1,88m vào ngày 15/8/2022.

Theo dự báo, trong năm 2022 triều cường cao nhất ở thành phố Cần Thơ dự báo khả năng ở mức từ 2,1 - 2,2m (cao hơn báo động III từ 0,1 - 0,2m); đỉnh triều cao nhất năm có thể xuất hiện vào tháng 10 và tháng 11/2022, cần đề phòng ngập lụt đô thị, ảnh hưởng sinh hoạt, kinh doanh của người dân.

Tại thành phố Cần Thơ, từ năm 2004 đến 2021 đã ghi nhận 12 năm có mực nước cao nhất trên sông Hậu vượt mức 2m (vượt báo động III); 6 năm dưới 2m và 1 đợt ngập lụt lịch sử với mức cao độ mực nước lên đến 2,25m (trên mức báo động III) xuất hiện vào tháng 9/2019.

Thành phố Cần Thơ chủ động chống ngập lụt trong các đợt triều cường tiếp theo. Ảnh: Cửu Long 

Theo đó, để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng của các đợt triều cường, Thường trực Ban đề nghị các thành viên và UBND các địa phương tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, triều cường. Từ đó, kịp thời thông tin đến các cấp chính quyền, người dân, nhất là vùng thấp, vùng trũng, ven sông và chủ đầu tư các công trình trên sông, kênh, rạch... để chủ động các biện pháp phòng tránh, di dời người dân tại khu vực bờ sông, kênh rạch có nguy cơ xảy ra sạt lở đến nơi ở an toàn.

Cụ thể, Ban Chỉ huy đề nghị Công an thành phố tăng cường lực lượng, phương tiện để phân luồng, chủ động phương án khắc phục sự cố giao thông và đảm bảo an toàn giao thông đối với người, phương tiện lưu thông qua các đoạn đường bị ngập sâu, điểm giao lộ do triều cường dâng cao gây ngập trên địa bàn thành phố.

Sở GTVT phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức rà soát toàn bộ các đoạn, tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh bị ngập nước trên toàn thành phố để chủ động bố trí lực lượng và phương tiện tổ chức giao thông và hỗ trợ khi cần thiết. 

Trường hợp nước ngập sâu, không an toàn thì thực hiện biện pháp cấm đường tạm thời. Các đơn vị chuyên môn cần đảm bảo an toàn công trình lưới điện, trạm biến áp ngầm, nổi... đặc biệt là tại các trường học, khu dân cư bị ngập sâu; các quận trung tâm tổ chức kiểm tra các tuyến đường, nắp hố ga, tránh để xuất hiện hố sâu nguy hiểm; tổ chức kiểm tra thu gom rác tại các cống thoát nước...; thực hiện cắm biển cảnh báo nguy hiểm tạm thời, dây cảnh báo, đèn chớp… tại những điểm ngập sâu, cặp kênh rạch nguy hiểm.

Lực lượng chức năng chủ động phương án khắc phục sự cố về giao thông, thiệt hại, duy trì lực lượng cứu hộ, cứu nạn. Ảnh: ĐT 

Các kho hàng, bến bãi cần có kế hoạch kê hàng hoá lên cao hoặc di dời đến nơi cao ráo để đảm bảo an toàn, nhất là các kho hoá chất, thuốc trừ sâu… để tránh khuếch tán ảnh hưởng đến môi trường; thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn chuyên ngành và huy động lực lượng nhân dân tại cơ sở để sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố.

Chiều 11/8, tại quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ có mưa lớn kèm theo gió mạnh đã làm tốc mái hoàn toàn một căn nhà, gãy đổ một trụ điện chiếu sáng, tốc mái một phần và xiêu vẹo một nhà kho của doanh nghiệp, hai căn nhà của các hộ dân tại phường Thuận An. Thiên tai không ảnh hưởng về người, ước thiệt hại tài sản trên 85 triệu đồng. Chính quyền địa phương và ngành chức năng quận Thốt Nốt đã huy động lực lượng hỗ trợ người dân dọn dẹp và thu xếp các vật dụng bị hư hỏng, sửa chữa nhà để người dân sớm ổn định chỗ ở.

Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm, cứu nạn thành phố Cần Thơ hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả cho các gia đình bị thiệt hại. Đồng thời, đơn vị tiếp tục theo dõi tình hình thiệt hại và tổng hợp nhu cầu hỗ trợ của các quận, huyện để tham mưu, đề xuất Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ bố trí nguồn kinh phí từ Quỹ phòng, chống thiên tai và các nguồn hợp pháp khác.

 

 

Nguyễn Mai 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline