Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/05/2024 15:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 19/05/2024

Chủ động phương án đảm bảo an toàn đê điều, phòng chống bão lũ

Chủ nhật, 02/04/2023 07:04

TMO - Để chủ động trong công tác hộ đê, phòng, chống lụt bão năm 2023, UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các Sở, ngành chức năng, địa phương tập trung chỉ đạo hoàn thành công tác tu bổ, duy tu, bảo dưỡng đê điều và công trình đang thi công liên quan đến đê điều,… 

Năm 2023, theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nửa cuối tháng 6, bão và áp thấp nhiệt đới bắt đầu hoạt động ở khu vực biển Đông và có khả năng xuất hiện các cơn bão mạnh, di chuyển phức tạp; tổng lượng mưa ở hầu hết các khu vực được dự báo tương đương hoặc cao hơn trung bình nhiều năm.

Để chủ động phòng ngừa, ứng phó có hiệu quả, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra năm 2023; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Nam Định, các tổ chức, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định thực hiện tốt Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 30/11/2020 của UBND tỉnh về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh giai đoạn 2021-2026. 

Trong đó, chú trọng kiện toàn Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, từng thành viên; tổ chức tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi năm 2022, đánh giá, rút kinh nghiệm, khắc phục tồn tại hạn chế để triển khai nhiệm vụ năm 2023, hoàn thành trong tháng 4 năm 2023.

Chủ động, chuẩn bị sẵn sàng hộ đê trong lũ, bão; tăng cường công tác quản lý đê điều, công trình thủy lợi. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện, đơn vị liên quan tổng kiểm tra đánh giá hiện trạng hệ thống đê điều, phát hiện những hư hỏng, các yếu tố bất lợi có nguy cơ đe dọa an toàn đê; xây dựng, phê duyệt phương án hộ đê đối với các khu vực trọng điểm theo phương châm “bốn tại chỗ”.

Các ngành chức năng, địa phương tăng cường rà soát hiện trạng đê điều, kịp thời tu sửa, nâng cấp đảm bảo an toàn trước mùa mưa lũ năm nay. Ảnh: BNĐ

Chỉ đạo đơn vị chuyên môn phối hợp với các địa phương tăng cường kiểm tra các tuyến đê, kịp thời phát hiện, kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về đê điều; kiểm tra việc chấp hành quyết định cấp phép đối với chủ đầu tư các công trình xây dựng liên quan đến đê điều theo quy định của Luật Đê điều; thực hiện nghiêm Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 07/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh; tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá an toàn công trình thủy lợi trước mùa mưa, lũ và báo cáo kết quả kiểm tra về UBND  tỉnh, Bộ NN&PTNT trước ngày 15/4/2023. Sau mùa mưa, lũ, phải kiểm tra, đánh giá lại hiện trạng công trình để có phương án sửa chữa, khắc phục; kết quả kiểm tra báo cáo về UBND tỉnh, Bộ NN&PTNT trước ngày 15/12/2023.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Nam Định: Tổ chức giao án phận đê cho các xã, phường, thị trấn nơi có đê; chỉ đạo kiểm tra đánh giá chất lượng đê điều, phát hiện những hư hỏng, các yếu tố bất lợi có nguy cơ đe dọa an toàn đê điều; xác định các trọng điểm xung yếu; xây dựng phương án bảo vệ trọng điểm; xây dựng phương án hộ đê toàn tuyến đối với từng tuyến đê (kể cả đê bối, đê tuyến ngoài, đê tuyến trong) trên địa bàn theo phương châm “bốn tại chỗ”.

Tổ chức diễn tập phương án hộ đê, kiểm tra việc chuẩn bị vật tư, lực lượng, phương tiện, kỹ thuật, chỉ huy và thông tin hai chiều để bổ khuyết kịp thời những thiếu sót, tồn tại; kiện toàn, chấn chỉnh, đồng thời coi trọng việc tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng quản lý đê nhân dân, lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai hoạt động có hiệu quả; phối hợp chặt chẽ với lực lượng quân đội đóng trên địa bàn để chuẩn bị hộ đê theo phương án và kế hoạch được duyệt.

Tổ chức kiểm tra, rà soát, thống kê, tổng hợp số lượng, chất lượng vật tư dự trữ phòng chống lụt, bão trên địa bàn. Căn cứ phương án hộ đê năm 2023, chuẩn bị đủ số lượng, chủng loại vật tư, thiết bị, phương tiện dự trữ hộ đê cho từng tuyến. Ngoài số vật tư dự trữ của Nhà nước hiện có trên địa bàn, cần có kế hoạch huy động vật tư, thiết bị, phương tiện trong Nhân dân và các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn trong trường hợp có sự cố xảy ra (kể cả vật tư, thiết bị của các doanh nghiệp, cơ quan đóng trên địa bàn). Tổ chức phát quang mái đê, chân đê, trong phạm vi bảo vệ đê điều để phục vụ công tác tuần tra, canh gác, phát hiện và xử lý sự cố trong mùa mưa lũ.

Đảm bảo an toàn các tuyến đê kè biển là một trong những nhiệm vụ cấp thiết được UBND tỉnh nhấn mạnh triển khai. 

Đối với nhiệm vụ đảm bảo an toàn các cống dưới đê trong mùa lũ, bão, các đơn vị quản lý, vận hành cống dưới đê cần tiếp tục tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá chất lượng các cống dưới đê để phát hiện các cống yếu, các cống bị hư hỏng để tổ chức sửa chữa. Đối với các cống xung yếu phải có phương án bảo vệ do cấp có thẩm quyền phê duyệt và giao nhiệm vụ cụ thể cho tổ chức, cá nhân để chủ động chuẩn bị các điều kiện và tổ chức thực hiện. Đối với những cống không đảm bảo an toàn phải hoành triệt trước mùa lũ, bão năm 2023, cần chủ động lập phương án cấp nước (hoặc tiêu nước) hỗ trợ. 

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan, UBND các huyện ven biển xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch tìm kiếm cứu nạn khu vực biên giới biển và biển; chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức trực ban, chỉ huy, điều hành ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chung trên địa bàn tỉnh.

Thiết lập và vận hành cơ chế thông tin liên lạc với các địa phương, các chủ tàu, gia đình ngư dân có trang bị máy thông tin liên lạc ở bờ với các tàu cá, tàu vận tải hoạt động trên biển, đài thông tin duyên hải, các Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn khu vực, Cảng vụ Hàng hải Thái Bình và các lực lượng chuyên trách khác theo quy định; cung cấp cho các tàu tần số liên lạc, số điện thoại cần thiết để các tàu liên lạc khi có sự cố xảy ra. Nhân rộng các mô hình tổ đội đoàn kết sản xuất trên biển để hỗ trợ nhau trong sản xuất và khi gặp sự cố, rủi ro. 

Nam Định có 663km đê và 8km đê biển Cồn Xanh; trong đó gồm 99km đê biển; 274km đê sông từ cấp I đến cấp III; 298km đê dưới cấp III. Có trên 169km kè bảo vệ tuyến đê sông và đê biển. Qua kiểm tra thực địa, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh xác định, năm 2022 toàn tỉnh có 24 trọng điểm xung yếu về phòng chống thiên tai cần đặc biệt chú ý; trong đó, có 19 trọng điểm trên đê sông, tuyến đê biển có 5 trọng điểm. 

UBND tỉnh yêu cầu các ngành chức năng, các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý, bảo vệ an toàn cho hệ thống đê kè với các nhiệm vụ chú trọng bảo đảm an toàn các vị trí trọng điểm xung yếu; chuẩn bị sẵn sàng triển khai phương án hộ đê, ứng phó trong điều kiện xảy ra bão, lũ lớn, kể cả trường hợp lũ vượt tần suất thiết kế; tăng cường kiểm tra các tuyến đê, kịp thời phát hiện và xử lý ngăn chặn các hành vi vi phạm đê điều.

 

 

Thanh Thùy

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline