Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 06/04/2025 03:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 06/04/2025

Chủ động phòng ngừa, ứng phó với sự cố chất thải

Thứ bảy, 02/03/2024 07:03

TMO - Với tốc độ phát triển kinh tế-xã hội nhanh chóng, TP. HCM đã và đang chịu áp lực về lượng chất thải lớn. Ngành chức năng đánh giá sự cố chất thải là có thể xảy ra, đặc biệt là mùa mưa bão, triều cường. Vì vậy, địa phương này đưa ra nhiều giải pháp nhằm phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả khi có sự cố chất thải.

Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị đặc biệt nằm trên lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai với hơn 2000km² và hơn 10 triệu dân, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, châu Á Thái Bình Dương có sức cạnh tranh cao trong nước và quốc tế. Với tốc độ phát triển kinh tế và dân số cao, Thành phố đã và đang chịu áp lực về lượng chất thải lớn.

Khả năng xảy ra sự cố chất thải là hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt là mùa mưa, triều cường hoặc do tác động vô ý của con người. Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải của TP. HCM thực hiện trong phạm vi hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên hoặc thuộc phạm vi quản lý của hai Sở ngành trở lên hoặc có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường lan rộng  ngoài khả năng ứng phó của cấp huyện. 

Các KCN, KCX chủ động kế hoạch ứng phó với nguy cơ xảy ra sự cố chất thải, hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. 

Hiện trên địa bàn Thành phố có những khu vực có nguy cơ cao về sự cố môi trường, tập trung trong các khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN), các bãi chôn lấp chất thải, khu xử lý nước thải tập trung. Có 17 KCX, KCN đang hoạt động với diện tích đất cho thuê 1.964 ha/2.539,06 ha đất công nghiệp, đạt tỷ lệ lấp đầy 77%. Do đó, khả năng xảy ra sự cố chất thải rắn là sự cố công trình xử lý, lưu giữ chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại bị hư hỏng kết hợp với mưa, bão, lũ bất thường, sạt lở bãi chôn lấp gây tràn đổ chất thải ra môi trường như trên.

Đối với nước thải, khả năng xảy ra do mưa, bão bất thường làm đập hồ chứa nước thải chưa qua xử lý của nhà máy xử lý nước thải bị sạt lở thân đập, nước thải chảy ra môi trường và khu vực dân cư; do trong quá trình lưu giữ, vận chuyển chất thải chưa qua xử lý các phương tiện vận chuyển bị tai nạn đâm, va làm lật, đổ, bục, vỡ bồn chứa, nước thải chảy ra môi trường, khu vực dân cư, gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe của người dân. Đối với khí thải, nguy cơ xảy ra cháy các khí chứa chất thải nguy hại, các khí thải chất thải có chứa các chất POP phát tán hóa chất độc, khói độc ra môi trường, cháy bãi chôn lấp chất thải.

Trên địa bàn Thành phố có những khu vực có nguy cơ cao tập trung trong các KCN, KCX, các bãi chôn lấp chất thải, khu xử lý nước thải tập trung. Sự cố mức độ trong Kế hoạch này nằm trong phạm vi hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên, hoặc thuộc phạm vi quản lý của hai Sở ngành trở lên, hoặc có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường lan rộng ngoài khả năng ứng phó của cấp huyện. Tuy nhiên, khả năng và mức độ ứng phó nằm trong khả năng hoàn thành nhiệm vụ của lực lượng ứng phó tại chỗ của Thành phố. 

Theo đó, để phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, TP. HCM có kế hoạch và phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường tại 17 khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN). Trong đó, có 04 đơn vị có xây dựng hồ sự cố là: KCN Lê Minh Xuân xây dựng 01 hồ sự cố với dung tích 1.500 m3; KCN Đông Nam xây dựng 01 hồ sự cố cho hệ thống xử lý nước thải tập trung có tổng thể tích chứa nước thải hữu dụng 16.800 m3; KCN Hiệp Phước (giai đoạn 1) xây dựng hồ sự cố 6.000 m3; KCN Lê Minh Xuân 3 xây dựng hồ sự cố 16.812 m3. 

Hoạt động sản xuất đảm bảo an toàn, hạn chế phát sinh tác động gây ra các sự cố chất thải.  

UBND TP. HCM yêu cầu các Sở, ban ngành, UBND TP. Thủ Đức và các quận huyện, các đơn vị chức năng, các doanh nghiệp... tích cực phòng ngừa, chủ động xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các nguồn lực, các phương án để sẵn sàng ứng phó khi có sự cố. Theo đó, công tác ứng phó với sự cố chất thải theo phương châm “bốn tại chỗ” và “ba sẵn sàng”; phối hợp, huy động mọi nguồn lực. Đặc biệt, TP.HCM đã xây dựng 06 tình huống sự cố chất thải có thể xảy ra và 05 biện pháp ứng phó.

TP.HCM cũng quy định tổ chức, cá nhân gây sự cố chất thải phải chi trả phí tổ chức ứng phó sự cố, cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố, bồi thường thiệt hại và các chi phí khác do sự cố gây ra theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền địa phương cần tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về quản lý, xử lý chất thải.

Kế hoạch ứng phó với sự cố chất thải được đưa ra nhằm đảm bảo sự chỉ đạo tập trung, thống nhất trong quản lý nhà nước về ứng phó, khắc phục sự cố chất thải. Đồng thời, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để ứng phó, khắc phục hậu quả kịp thời khi xảy ra sự cố chất thải. Để đảm bảo được mục tiêu đặt ra, Sở TN&MT cùng các đơn vị có liên quan thống nhất thực hiện nhiều giải pháp. Cụ thể, giải pháp để phòng ngừa là xây dựng lực lượng chuyên trách, lực lượng kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý, phòng ngừa, ứng phó với sự cố chất thải. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy vi phạm quy định về quản lý, xử lý chất thải.

Bên cạnh đó, TP. HCM sẽ tăng cường hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm về dự báo, cảnh báo, ứng phó, khắc phục với sự cố chất thải. Đồng thời, nâng cao năng lực quan trắc, cảnh báo, thông báo, báo động sự cố trên địa bàn từ cấp TP đến cấp huyện...

Biện pháp để ứng phó và khắc phục hậu quả khi có sự cố chất thải được đưa ra là xác định và đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trên địa bàn. Các kịch bản ứng phó với từng loại sự cố theo tình huống dự kiến. Song song đó, nếu có sự cố chất thải xảy ra sẽ sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ ngăn chặn, hạn chế chất thải phát tán ra môi trường, không cho chất thải rắn, lỏng phát tán ra môi trường. Có biện pháp ngăn chặn cháy tại bãi chôn lấp, xử lý khói và bảo đảm công tác tập kết rác về bãi rác, tiếp tục thực hiện công tác san ủi bằng cách đổ đất, đá cấp phối làm bãi tập kết rác mới ở khu vực khác trên bề mặt rác cũ, cách xa khu vực rác đang bốc cháy. 

Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải giai đoạn 2023-2030 được Chính phủ ban hành 2/2023 nhấn mạnh đến yêu cầu vận dụng thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả nhanh; xây dựng hệ thống tổ chức đủ năng lực ứng phó, khắc phục hậu quả, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về con người, kinh tế, xã hội và môi trường.

 

 

Ngọc Diệp 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline