Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 18/01/2025 17:01
Thứ ba, 07/02/2023 04:02
TMO - Để chủ động phòng chống thiên tai, từng bước xây dựng thành phố Đà Nẵng đảm bảo khả năng quản lý rủi ro thiên tai, cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai... UBND thành phố chỉ đạo các Sở, ngành chức năng, địa phương triển khai hiệu quả Đề án “Xây dựng thành phố Đà Nẵng an toàn trong thiên tai giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Thời gian tới, thành phố tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về phòng, chống thiên tai bảo đảm đồng bộ thống nhất, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho quản lý, chỉ đạo, điều hành. Giai đoạn 2021-2030, giảm thiệt hại về người chết do chủ quan, đối với các loại hình thiên tại có cường độ, quy mô tương đương đã xảy ra trong giai đoạn 2010-2020; 100% dân cư các quận ven biển có nhà ở kiên cố; 100% dân cư khu vực ngập lụt được sơ tán đến nơi an toàn khi có mưa lũ lớn; 100% chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình trên địa bản thành phố được tiếp nhận đầy đủ thông tin về thiên tai; 100% dân cư vùng bị ảnh hưởng thiên tại được tiếp cận, tập huấn kiến thức, kỹ năng.
Phấn đấu 100% lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai được đảo tạo, tập huấn, phổ biến đầy đủ kỹ năng, kiến thức về phòng, chống thiên tai và trang thiết bị cần thiết. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, hệ thống chỉ đạo, chỉ huy, điều hành phòng chống thiên tại đảm bảo tính tập trung, đủ thẩm quyền; tổ chức, lực lượng làm công tác phòng chống thiên tài được kiện toàn theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả; phương tiện, trang thiết bị phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được đầu tư hiện đại nhằm sẵn sàng ứng phó, khắc phục hậu quả nhanh chóng kịp thời, hiệu quả.
Thành phố Đà Nẵng đặt mục tiêu 100% ân cư khu vực ngập lụt được sơ tán đến nơi an toàn khi có mưa lũ lớn...
Tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn thành phố đạt 45%. Năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai được đầu tư, nâng cao, tự động hoá. Cơ sở dữ liệu phục vụ chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai được hình thành theo hướng đồng bộ, liên thông, theo thời gian thực, 100% cơ quan chỉ đạo (điều hành phòng chống thiên tai cấp quận, huyện được hoàn thiện cơ sở dữ liệu phòng chống thiên tai, 100% khu vực trọng điểm, xung yếu phòng chống thiên tai được lập đặt hệ thống theo dõi, giám sát...
UBND thành phố yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác phòng, chống thiên tai theo lĩnh vực, địa bàn quản lý; thực hiện lồng ghép kế hoạch phòng, chống thiên tai vào kế hoạch thực hiện của ngành, địa phương đảm bảo có hiệu quả, đồng bộ.
Căn cứ vào tình hình điều kiện thực tế, theo chức năng, nhiệm vụ, khả năng cân đối ngân sách và các nguồn kinh phí hợp pháp khác, các sở, ngành, địa phương chủ trì, phối hợp xây dựng, phê duyệt hoặc trình cấp thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch triển khai chi tiết các nội dung về biện pháp công trình và phi công trình theo nội dung của Nhiệm vụ, giải pháp, phụ lục của Đề án này và báo cáo, đề xuất UBND thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện theo đúng quy định. Các sở, ban, ngành, đơn vị và UBND các quận, huyện báo cáo định kỳ kết quả thực hiện Đề án về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố trước ngày 15 tháng 11 hằng năm.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố tổ chức đánh giá, giám sát việc thực hiện Đề án. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án của các sở, ban, ngành, đơn vị và UBND các quận, huyện; tổng hợp, báo cáo UBND thành phố kết quả thực hiện trước ngày 30 tháng 11 hằng năm. Trong quá trình triển khai Đề án, cần thường xuyên cập nhật, bám sát diễn biến, tình hình để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp.
Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Công an thành phố triển khai nhiệm vụ của Đề án, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phối hợp các sở, ngành, địa phương liên quan và các lực lượng cứu hộ của các Bộ, ngành, Trung ương tổ chức tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, sơ tán, ứng cứu người và tài sản, khắc phục hậu quả khi có thiên tai, thảm họa xảy ra. Chủ động triển khai công tác phối hợp hiệp đồng, trao đổi thông tin giữa các lực lượng chức năng đứng chân trên địa bàn trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; thường xuyên tổ chức và phối hợp tổ chức các khoá huấn luyện, tập huấn, diễn tập sát thực tế, đảm bảo xử lý hiệu quả các tình huống sự cố, thiên tai.
Công tác trồng, bảo vệ rừng, giữ ổn định độ che phủ rừng là nhiệm vụ quan trọng trong phòng chống thiên tai tại thành phố (Ảnh minh họa)
Hàng năm, trên cơ sở đề nghị của các sở, ban, ngành, đơn vị và UBND các quận, huyện về kinh phí thực hiện phòng, chống thiên tai theo lĩnh vực, địa bàn quản lý, Sở Tài chính (đối với nhiệm vụ chi thường xuyên) căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách và các nguồn kinh phí hợp pháp, báo cáo UBND thành phố, trình Hội đồng Nhân dân thành phố xem quy định của pháp luật về Ngân sách Nhà nước.
UBND các quận, huyện phối hợp với các sở, ngành triển khai thực hiện các nội dung, công việc được giao trong Đề án trên địa bàn; chủ động bố trí ngân sách địa phương để lồng ghép các nguồn lực triển khai. Đồng thời, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án trên địa bàn và hằng năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND thành phố, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố để theo dõi, chỉ đạo.
Sở Thông tin và Truyền thông Chỉ đạo theo thẩm quyền hoặc tham mưu UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện việc thông tin, truyền thông về phòng, chống thiên tai; phối hợp với các cơ quan chuyên môn xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân kiến thức về phòng, chống thiên tai, biến đổi khí hậu; tiếp nhận, giải đáp thông tin cho người dân về phòng, chống thiên tại thông qua Tổng đài dịch vụ công Đầu tư, nâng cấp hệ thống thông tin, liên lạc, đảm bảo kết nối thông suốt trước, trong và sau các đợt thiên tai, phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, chỉ huy và cứu hộ cứu nạn của các cấp, các ngành và người dân.
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ cung cấp kịp thời bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai đến Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố. Tiếp tục tăng cường, nâng cao công tác dự báo, cảnh báo, trong đó nghiên cứu dự báo được chính xác cụ thể thời điểm, khu vực, phạm vi xảy ra thiên tai và mức độ thiên tai, định lượng mưa, nhất là các loại hình thiên tai nguy hiểm, diễn biến nhanh và sức tàn phá lớn như mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, đá,... đồng thời thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền và người dân để chủ động triển khai phòng tránh và ứng phó.
Hoàng Hiệp
Bình luận