Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 16:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

Chủ động phòng chống hán hán trong sản xuất nông nghiệp

Thứ hai, 04/07/2022 20:07

TMO - Thông tin từ Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, trong cao điểm mùa khô năm nay, nếu nắng nóng kéo dài, một số vùng ở miền Trung có khả năng xảy ra thiếu nước. Các địa phương khu vực này cần triển khai các giải pháp ứng phó hạn hán cho 4.700-9.700ha đất canh tác. 

Tổng cục Thủy lợi nhận định, nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Hè -Thu năm 2022 trên cả nước cơ bản đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, khu vực miền Trung  vẫn có khả năng xảy ra thiếu nước phải triển khai các giải pháp ứng phó với hạn.

Vụ Hè -Thu 2022, khu vực Bắc Trung Bộ cơ bản các hồ đáp ứng được nhu cầu cấp nước. Tuy nhiên, thời điểm cao điểm mùa khô, nếu nắng nóng kéo dài một số vùng có khả năng xảy ra thiếu nước phải triển khai các giải pháp ứng phó với hạn cho 4.700 - 9.700ha canh tác.

Nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp vụ Hè-Thu 2022 tại các tỉnh miền Trung có nguy cơ thiếu nước cao. Ảnh: Nguyễn Thanh 

Trong đó, Thanh Hóa có nguy cơ thiếu nước từ 1.500-3.000ha, Nghệ An từ 2.000-4.500ha, Hà Tĩnh 500ha; Quảng Bình từ 100-600ha; Quảng Trị từ 500-1.000ha; Thừa Thiên Huế 100ha. Các diện tích này cần tăng cường các giải pháp thủy lợi để bảo đảm cấp nước, như bơm dã chiến, đắp đập tạm, tưới tiết kiệm nước...

Tại tỉnh Thanh Hóa, tính đến ngày 26/6, toàn tỉnh đã gieo cấy được 74.050 ha lúa, đạt 64,6% kế hoạch (trong đó, diện tích cấy 69.310 ha, gieo sạ 4.740 ha). Tuy nhiên, đầu vụ thu mùa đã xuất hiện bệnh vàng lá nghẹt rễ (ngộ độc hữu cơ) xuất hiện cục bộ trên một số ruộng lúa mới cấy và gieo sạ thiếu nước do nắng nóng, khô hạn.

Theo dự báo trong thời gian tới nắng nóng kéo dài có thể xảy ra, trên địa bàn tỉnh đã có 403 hồ chứa thấp hơn mực nước dâng bình thường, trong đó có 34 hồ từ mực nước chết trở xuống do các huyện quản lý. Riêng 3 hồ chứa nước Cửa Đạt (Thường Xuân), Sông Mực (Như Thanh) và Yên Mỹ (Nông Cống) thấp hơn so với mực nước dâng bình thường lần lượt là 17,71m, 2,54m và 3,28m.

Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các đơn vị vận hành các hồ chứa thủy điện, công trình thủy lợi trong phòng chống hạn hán 

Do đó, để chủ động đối phó với tình hình hạn hán có nguy cơ xảy ra, hạn chế tối đa thiệt hại cho diện tích lúa thu mùa có nguy cơ bị thiếu nước, hạn cục bộ, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý, khai thác các công trình thủy lợi căn cứ vào dự báo khí tượng thủy văn để kiểm tra, đánh giá, cân đối khả năng nguồn nước của từng công trình đầu mối với nhu cầu dùng nước, chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn và xâm nhập mặn.

Kiểm soát chặt chẽ độ mặn ở vùng ảnh hưởng triều, xâm nhập mặn trước khi lấy nước; đóng, mở các cống để giữ ngọt, ngăn mặn; tranh thủ tích trữ nước vào các ao đầm, vùng trũng, kênh tưới, kênh tiêu để đề phòng hạn cục bộ đầu vụ. Các đơn vị khai thác công trình thủy lợi đã tập trung bơm trữ nước vào đồng ruộng, thực hiện các biện pháp điều tiết nước hợp lý trên hệ thống các tuyến kênh, mương dẫn nước...

Vụ Hè-Thu năm nay, tỉnh Nghệ An gieo trồng 88.000 ha lúa; 13.500 ha ngô; 750 ha lạc, 2.800 ha đậu đỗ, 3.000 ha vừng và 10.500 ha rau. Trong đó, cơ cấu gieo trồng 29.000 ha lúa chất lượng, khoảng 12.000 ha lúa lai. Nhằm chủ động phòng chống hạn hán, đảm bảo nguồn nước tưới cho diện tích gieo trồng từ đầu năm đến nay Nghệ An đã nâng cấp, xây dựng mới được khá nhiều trạm bơm điện trên hệ thống kênh Đào ba ra Đô Lương và hệ thống bơm chuyền chủ động phục vụ nước tưới vụ hè thu.

Tỉnh Nghệ An nâng cấp, xây dựng mới các trạm bơm điện đảm bảo nước tưới cho vụ Hè Thu năm 2022. Ảnh: Văn Trường 

Theo báo cáo của Chi cục Thuỷ lợi Nghệ An, từ năm 2020 đến nay, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng, nâng cấp được trên 110 trạm bơm điện trị giá trên 600 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và dự án JICA (Nhật Bản) được giao cho các đơn vị thuỷ lợi và địa phương quản lý. Các trạm bơm điện được đầu tư nhiều nhất chủ yếu nằm dọc hệ thống kênh Đào ba ra huyện Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu…nhằm chủ động phương án phòng chống hạn hán trên diện tích sản xuất tại địa bàn.

Thông tin từ Chi cục Thủy lợi tỉnh Hà Tĩnh, hiện nay các hồ đập trên địa bàn đang đồng loạt mở nước với lưu lượng lớn nhất để phục vụ người dân bước vào kỳ chăm sóc đầu tiên lúa hè thu. So với nhiều năm, nguồn nước tại các hồ, đập năm nay khá dồi dào, hệ thống thủy lợi cơ bản cấp đủ nước tưới cho đủ diện tích sản xuất lúa hè thu theo cơ cấu của UBND tỉnh (trên 45.400 ha).

Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết còn diễn biến thất thường, các địa phương cần thực hiện thường xuyên việc sửa chữa, bảo dưỡng các công trình thủy lợi, hệ thống trạm bơm; ra quân làm thủy lợi nội đồng, khơi thông dòng chảy; có kế hoạch đắp bờ giữ nước tại các chân ruộng và tạo nguồn ở các công trình khác khi cần thiết chống hạn; chuẩn bị phương án lắp đặt máy bơm dã chiến khi cần thiết; tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình thủy lợi quan trọng.

Các tỉnh miền Trung triển khai đồng bộ các biện pháp về nạo vét kênh mương, nâng cấp các công trình thủy lợi... trong phòng chống hạn hán 

Trong vụ Hè-Thu năm nay, Tổng cục Thủy lợi dự báo nguy cơ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước khoảng 400-700 ha tại một số hệ thống đập dâng thuộc tỉnh Phú Yên và hồ chứa nhỏ thuộc tỉnh Bình Thuận.

Vụ Mùa 2022 ở khu vực Tây Nguyên dự kiến gieo trồng toàn vùng là khoảng 384.400 ha lúa và cây hàng năm khác. Nguồn nước dự kiến đảm bảo sản xuất vụ Mùa, trừ một số khu vực vùng ngoài hệ thống công trình thủy lợi vẫn có khả năng thiếu nước và hạn hán cục bộ.

Tại khu vực Đông Nam Bộ đang trong giai đoạn mùa mưa, sản xuất vụ Hè Thu và vụ Mùa 2022 trùng với thời gian mùa mưa nên nguồn nước cơ bản sẽ được bảo đảm. Các địa phương cần theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, xây dựng phương án phòng, chống úng, ngập, đề phòng ngập úng cục bộ do mưa, bảo đảm chủ động ứng phó, bảo vệ sản xuất sản xuất nông nghiệp.

Tại khu vực miền núi phía Bắc, Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, sản xuất vụ Hè-Thu trong thời gian của mùa mưa nên nguồn nước được bảo đảm cung cấp đủ. Các địa phương cần đề phòng tình trạng ngập lụt, úng khi có mưa lớn xảy ra, đặc biệt ở các lưu vực sông Phan - Cà Lồ (tỉnh Vĩnh Phúc), hệ thống thủy lợi sông Nhuệ; hệ thống thủy lợi Bắc Đuống (Bắc Ninh, Hà Nội); lưu vực sông Tích - sông Bùi (Hà Nội); lưu vực sông Hồng (Nam Định, Thái Bình), lưu vực Hoàng Long, lưu vực Bạch Đằng - sông Cấm.

 

 

Hà Thu 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline