Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 11/05/2024 12:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 11/05/2024

Chủ động khắc phục, ứng phó với tình trạng sạt lở đê biển

Thứ hai, 27/02/2023 04:02

TMO - Do thủy triều dâng cao, kết hợp gió lớn đã khiến đoạn đầu tuyến đê biển Đông của tỉnh Bạc Liêu sạt lở nghiêm trọng. Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đã chỉ đạo các Sở, ngành chức năng, địa phương áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ứng phó và khắc phục hậu quả nhằm ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, sự cố sạt lở gây ra.

Những ngày qua, do thủy triều dâng cao, kết hợp gió lớn đã xảy ra sạt lở đoạn đầu tuyến đê biển Đông, đoạn giáp ranh tỉnh Sóc Trăng. Vị trí sạt lở có tổng chiều dài là 46m. Trong đó, một đoạn đê dài 25m (có chiều rộng sạt lở 6m, sâu 1,5m) và một đoạn đê dài 21m (có chiều rộng sạt lở từ 1 - 3m, sâu 1m).

Hiện trạng sạt lở trên là do vị trí bờ biển trước đoạn đê này, rừng phòng hộ đã mất hoàn toàn nên các ngày triều cường dâng cao kết hợp với sóng to, gió mạnh đánh trực tiếp vào thân đê gây sạt lở mái đê và thân đê ngày càng rất nghiêm trọng. Đồng thời, khi triều cường dâng cao kết hợp gió mạnh nên đã tạo thành các con sóng rất lớn làm nước biển tràn qua đê chảy vào khu vực sản xuất và nhà dân phía trong đồng gây ảnh hưởng đến cuộc sống, tình hình sản xuất, an toàn tính mạng và tài sản của một số hộ gia đình phía sau đoạn đê.

Sự cố sạt lở tuyến đê biển Đông chưa gây thiệt hại về người và tài sản nhưng gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến đời sống, an toàn tính mạng của người dân trong thời gian tới...Ảnh: CĐ. 

Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều đã ký Quyết định số 376/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khấn cấp sự cố sạt lở đê biển Đông đoạn K0+000 đến K0+046 (đoạn đầu tuyến giáp ranh tỉnh Sóc Trăng) thuộc địa bàn xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu. Các biện pháp khẩn cấp cần áp dụng ngay để ứng phó và khắc phục hậu quả nhằm ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, sự cố sạt lở gây ra.

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tổ chức ngay việc khoanh vùng khu vực bị sạt lở, thiết lập hành lang an toàn; lắp đặt biển báo cho khu vực sạt lở ngăn không cho người, phương tiện vào khu vực sạt lở. Huy động ngay các lực lượng, phương tiện để xử lý khẩn cấp bước đầu hạn chế sạt lở và các biện pháp cần thiết khác để đảm bảo an toàn đê điều khu vực này. Đồng thời, bố trí lực lượng trực, theo dõi diễn biến hiện trường để kịp thời ứng cứu, xử lý; thường xuyên cập nhật, báo cáo tình hình diễn biến sạt lở và tiến độ khắc phục sự cố. 

Chi cục Thủy lợi tỉnh phối hợp với UBND thành phố Bạc Liêu trong việc theo dõi diễn biến sự cố, tổ chức xử lý giờ đầu theo phương châm “4 tại chỗ.” Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND thành phố Bạc Liêu thực hiện ngay việc huy động các lực lượng hỗ trợ người dân đắp đất, bao cát ngăn chặn nước biển tràn vào nhà. Đồng thời, triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn tính mạng của người dân khu vực bị ảnh hưởng. Cử lực lượng theo dõi sự cố, báo cáo thường xuyên về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh (Chi cục Thủy lợi)…

Trước đó, chiều 21/2 đã xảy ra sạt lở trên tuyến đê Biển Đông (đoạn giáp ranh giữa 2 tỉnh Bạc Liêu - Sóc Trăng thuộc xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu), nguy cơ vỡ đê. Sự cố sạt lở chưa gây thiệt hại về người và tài sản nhưng gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến đời sống, an toàn tính mạng của người dân trong thời gian tới...

Khu vực sạt lở được khoanh vùng, cắm biển cảnh báo. Ảnh: NH. 

Ngay sau đó, ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, khoanh vùng khu vực bị sạt lở, thiết lập hành lang an toàn; lắp đặt biển báo cho khu vực sạt lở ngăn không cho người, phương tiện vào khu vực sạt lở; bố trí lực lượng trực, theo dõi diễn biến hiện trường để kịp thời ứng cứu, xử lý; tổ chức khảo sát, lựa chọn giải pháp chống sạt lở, trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật. 

Bên cạnh đó, cùng chính quyền xã Vĩnh Trạch Đông (thành phố Bạc Liêu) đã huy động lực lượng Công an xã, dân quân tự vệ, cán bộ, chiến sĩ thuộc Đồn Biên phòng Nhà Mát và người dân địa phương khẩn trương đắp các bao tải đất, cát xung quanh khu vực sạt lở, không để nước biển tràn qua đê ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy nhanh tiến độ thi công công trình kè ngầm giảm sóng thuộc Dự án gia cố chống xói lở bờ biển Vĩnh Trạch Đông - Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu. Về giải pháp lâu dài, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn cần đẩy nhanh tiến độ thi công công trình kè ngầm giảm sóng thuộc Dự án gia cố chống xói lở bờ biển Vĩnh Trạch Đông - Nhà Mát (thành phố Bạc Liêu).

Để chủ động xử lý, khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, ổn định đời sống và sản xuất của người dân, từ nay đến năm 2025, tỉnh Bạc Liêu cần đẩy nhanh đầu tư và sớm hoàn thiện 27 dự án, công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển, dự án di dân tái định cư và dự án cải tạo, nâng cấp, sửa chữa hư hỏng hệ thống công trình giao thông do sạt lở bờ sông.

Trong đó, bờ sông có 16 dự án, công trình; bờ biển có 9 dự án, công trình; 1 dự án di dân tái định cư; 1 dự án cải tạo, nâng cấp, sửa chữa hư hỏng hệ thống công trình giao thông. Đến năm 2030, toàn tỉnh phải thực hiện 23 dự án; trong đó gồm 21 dự án, công trình bờ sông; 1 dự án di dân tái định cư; 1 dự án cải tạo, nâng cấp, sửa chữa hư hỏng hệ thống công trình giao thông. Tổng kính phí xử lý, khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 của Bạc Liêu gần 19.300 tỷ đồng.

Giai đoạn 2021 - 2025 cần 11.147 tỷ đồng để đầu tư và sớm hoàn thiện 27 dự án, công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển (có 16 dự án chống sạt lở bờ sông; 9 dự án chống sạt lở bờ biển) và Dự án cải tạo, nâng cấp, sửa chữa hư hỏng hệ thống công trình giao thông do sạt lở bờ sông. Giai đoạn 2026 - 2030 cần 8.110 tỷ đồng để thực hiện 23 dự án, công trình. Trong đó có 21 dự án và công trình chống sạt lở bờ sông; 1 dự án di dân tái định cư; 1 dự án cải tạo, nâng cấp, sửa chữa hư hỏng hệ thống công trình giao thông…

 

 

Vũ Hồng

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline