Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 21:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

Chủ động di dời, sắp xếp lại các điểm dân cư trước nguy cơ lũ quét

Thứ năm, 07/09/2023 04:09

TMO - Để bảo đảm an toàn cho người dân các huyện miền núi trước nguy cơ sạt lở, lũ quét, tỉnh Thanh Hóa đã rà soát và lên phương án di dời người dân đến nơi an toàn.

Thanh Hóa là tỉnh có địa hình phức tạp với 11 huyện miền núi có người dân sinh sống ở các triền đồi, bờ sông, suối nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét thường xuyên xảy ra, đe dọa đến tính mạng. Để đảm bảo tính mạng cho người dân ở các huyện miền núi trước nguy cơ lũ ống, lũ quét, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các địa phương rà soát, lên phương án để di dời người dân đến nơi ở an toàn.

Trong những năm qua, trước tác động của thiên tai đặc biệt là mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất... tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt nhiều dự án nhằm bố trí, di dời dân cư vùng nguy cơ cao xảy ra lũ quét đến nơi ở an toàn, chủ độn ứng phó với thiên tai. Cụ thể, ngày 30/12/2014, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4801/QĐ-UBND phê duyệt dự án Quy hoạch tổng thể bố trí ổn định dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; ban hành Quyết định số 2940/QĐ-UBND ngày 03/8/2018 phê duyệt Phương án sắp xếp, bố trí những hộ dân cư nhỏ lẻ và dân cư tại các vùng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng thiên tai trên địa bàn các huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025...

Các huyện miền núi chủ động rà soát, triển khai phương án di dời dân cư khỏi vùng nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. 

Để chủ động ứng phó với thiên tai trên địa bàn các huyện miền núi, các địa bàn khó khăn, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4845/QĐ-UBND ngày 01/12/2021 phê duyệt Đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu bố trí ổn định cho 2.846 hộ dân.  Giai đoạn 2021-2023, thực hiện Quyết định số 4548/QĐ-UBND ngày 01/12/2021 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh; các huyện miền núi đã tuyên truyền, vận động 145 hộ dân di chuyển theo hình thức tái định cư xen ghép và trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư 21 khu tái định cư tập trung, liền kề để sắp xếp ổn định cho 707 hộ dân. 

Tại huyện Quan Hóa, địa phương này đã tổ chức rà soát ở khu vực sinh sống của 13 hộ dân bản Chiềng, xã Phú Sơn, nơi có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi sạt lở đất, lũ quét. Sau khi rà soát, UBND huyện Quan Hóa đã đề xuất UBND tỉnh Thanh Hóa đưa vào Đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2021-2025 được phê duyệt tại Quyết định số 4845/QĐ-UBND ngày 01/12/2021 theo hình thức tái định cư xen ghép. Tuy nhiên, hiện nay, các hộ dân nêu trên chưa tìm kiếm được quỹ đất để thực hiện di chuyển ra khỏi nơi ảnh hưởng thiên tai đảm bảo ổn định đời sống và sản xuất.  

Tại huyện biên giới Mường Lát, hàng chục hộ dân đang sinh sống dọc suối Na Tao và cầu tràn giao thông bản Na Tao đi bản Cơm, xã Pù Nhi (bắc qua suối Cơm) bị lũ cuốn trôi thấp thỏm lo âu. Bởi khi nước dâng sẽ bị chia cắt. Chính quyền địa phương đã rà soát, các hộ sống ven suối có nguy cơ bị lũ ống, lũ quét và ngập lụt để xây dựng phương án xử lý.

Đối với huyện Lang Chánh, từ đầu năm 2023, các hộ dân sinh sống dưới chân đồi Na Lo, tại thôn Tân Lập, xã Tân Phúc phát hiện phía trên sườn đồi có vết nứt, đất sụt, trượt xuống. Qua kiểm tra chiều dài hơn hơn 60m, rộng khoảng 4cm, một số vị trí đã bị sạt trượt nguy cơ ảnh hưởng đến 18 hộ với 71 khẩu và 1 khu lẻ Trường Mầm non Tân Phúc. UBND huyện Lang Chánh đã chỉ đạo các phòng chức năng kiểm tra và xác định nguyên nhân của việc sạt trượt tại đồi Na Lo, thôn Tân Lập, xin nguồn kinh phí để sớm di dời người dân. Theo đó, huyện Lang Chánh đang triển khai dự án tái định cư để ổn định đời sống và sản xuất của 62 hộ dân tại xã Tam Văn (bản Lọng 40 hộ, bản Căm 22 hộ) bị ảnh hưởng của thiên tai do sạt lở đất và lũ quét.

Ngoài ra, huyện Lang Chánh cũng đang có 2 khu tái định cư thuộc xã Tam Văn với diện tích là 5,75ha gồm khu tái định cư bản Lọng 3,83ha và khu tái định cư bản Căm 1,92ha. Đầu tư đồng bộ hệ thống san nền, đường giao thông, hệ thống vỉa hè, hệ thống thoát nước, cấp nước sinh hoạt, trạm biến áp và đường dây trung thế, điện chiếu sáng, điện sinh hoạt với số vốn gần 50 tỷ đồng. 

Tại huyện Mường Lát, từ năm 2018 đến 2019 do ảnh hưởng của thiên tai trong bản có 54 hộ nằm trong nguy cơ bị sạt lở đất đá. Ngày 17-9-2019 UBND tỉnh đã có Quyết định số 3720/QĐ-UBND về Ban hành tình huống khẩn cấp để triển khai khắc phục hậu do cơn bão số 3 năm 2019 gây ra trên địa bàn huyện Mường Lát. Trong đó, có xây dựng khu tái định cư bản Nà Ón cho 54 hộ với tổng kinh phí đầu tư hơn 25,7 tỷ đồng. Công trình bắt đầu khởi công vào tháng 11 năm 2019 và hoàn thành vào tháng 9 năm 2020. Sau khi hoàn thành và bàn giao sử dụng, UBND xã Trung Lý đã tổ chức di chuyển 54 hộ dân vào sinh sống tại khu tái định cư.

Dự án Sắp xếp ổn định dân cư cho các hộ dân bản Suối Lóng, xã Tam Chung được HĐND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 277/NQ-HĐND ngày 13-7-2022 và được UBND tỉnh giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Mường Lát triển khai thực hiện dự án tại Công văn số 11141/UBND-THKH ngày 1-8-2022. Dự án có quy mô đầu tư xây dựng mới khu tái định cư liền kề cho 20 hộ dân bản Suối Lóng với diện tích thực hiện dự án khoảng 1ha, gồm các hạng mục chính: San lấp mặt bằng, đấu nối đường điện nước với khu dân cư sở tại. Hiện nay, UBND huyện Mường Lát đã phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và đang triển khai lập báo cáo kinh tế kỹ thuật của dự án

Các khu tái định cư, ổn định đời sống cho người dân vùng nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất được các địa phương chú trọng xây dựng. 

Trước nguy cơ sạt lở, lũ quét, UBND tỉnh Thanh Hóa đã triển khai các phương án di dời người dân nhằm đảm bảo an toàn tính mạng nhân dân trong mùa mưa bão. UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã chỉ đạo các huyện miền núi chủ động thông tin, tuyên truyền, cảnh báo điểm xung yếu, thực hiện nghiêm nội dung các Công điện của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chủ động triển khai công tác phòng, chống sạt lở, lũ ống, lũ quét đến từng xã, thôn, bản và người dân nhằm chủ động, sẵn sàng ứng phó trước các tình huống thiên tai bất thường.

Khẩn trương hoàn thành mọi mặt công tác chuẩn bị PCTT năm 2023: kiện toàn và phân công cụ thể nhiệm vụ, địa bàn phụ trách cho các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự cấp huyện, xã; chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, hậu cần với mức cao nhất theo phương châm “4 tại chỗ” để sẵn sàng triển khai ứng phó có hiệu quả với các tình huống thiên tai, sự cố, tai nạn, đảm bảo an toàn tính mạng và giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước.

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện và sẵn sàng triển khai các phương án sơ tán/di dời dân cư đang sinh sống ở các khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp của các đập, hồ chứa thủy lợi. Đối với các ngầm tràn giao thông, các địa phương phải phối hợp với các đơn vị quản lý đường bộ trên địa bàn có phương án kiểm soát, hướng dẫn người và phương tiện qua lại khi có mưa lũ, tuyệt đối không để xảy ra thiệt hại về người và tài sản.

Tiếp tục kiểm tra, rà soát đánh giá hiện trạng các công trình thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý; đặc biệt là công trình hồ đập, chống úng, chống hạn, chống sạt lở, tiêu thoát nước, ngầm tràn giao thông, hệ thống điện lưới, thông tin liên lạc... để xử lý ngay các hư hỏng tồn tại hoặc có phương án đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ. Đối với các công trình đang thi công dở dang, đặc biệt là công trình phòng chống thiên tai, phải đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng trong mùa mưa lũ 2023 để phục vụ tưới tiêu, phòng chống thiên tai; trường hợp chưa hoàn thành, phải có phương án đảm bảo an toàn cho công trình trong mùa mưa lũ.

Các địa phương được giao thực hiện các dự án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất cần tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm đưa người dân đến nơi ở mới để ổn định cuộc sống lâu dài, an toàn trước thiên tai, đảm bảo điều kiện sinh hoạt của người dân tại nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ. Đối với các đề xuất của các địa phương xin hỗ trợ kinh phí để tu sửa, nâng cấp các ngầm tràn giao thông bị hư hỏng, xuống cấp, thường xuyên bị ngập gây ách tắc giao thông: Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các đia phương, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng các ngầm tràn giao thông trên địa bàn tỉnh, sắp xếp thứ tự ưu tiên, đề xuất danh mục đầu tư, sửa chữa, nâng cấp các ngầm tràn giao thông bị hư hỏng, xuống cấp, thường xuyên bị ngập gây ách tắc giao thông; báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hỗ trợ kinh phí. 

 

Đức Lê 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline