Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 24/11/2024 01:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Chủ nhật, 24/11/2024

Chủ động các phương án phòng chống thiên tai trước mùa mưa bão

Thứ bảy, 24/06/2023 12:06

TMO - Là địa phương chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình thiên tai như mưa lớn, lũ, sạt lở đất, ngập úng, mưa đá, những năm qua, tỉnh Lạng Sơn luôn xác định phòng, chống thiên tai (PCTT) là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng và xuyên suốt của các cấp, các ngành trong tỉnh.

Theo nhận định xu thế khí tượng, thủy văn năm 2023 của Đài Khí tượng Thủy văn Lạng Sơn, khoảng từ giữa tháng 6/2023, bão hoặc áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên khu vực biển Đông; từ tháng 5 – 7/2023, nắng nóng gia tăng, số ngày nắng nóng có khả năng xuất hiện nhiều hơn năm 2022, trên các sông trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện từ 3 – 5 đợt lũ. Từ tháng 8 – 10/2023, có 1 hoặc 2 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới thời tiết của tỉnh… 

Nhận định trong năm 2023, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường, khó lường. Với phương châm “chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả”, các cấp, ngành liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của cấp trên về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; tiếp tục rà soát, xây dựng, cập nhật, bổ sung, phê duyệt kế hoạch PCTT, phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai; từng bước đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, công cụ hỗ trợ; tăng cường hoạt động thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với các loại hình thiên tai phổ biến như mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất, mưa đá, rét hại…

Lũ quét, sạt lở đất là thiên tai gây thiệt hại nặng nề tại tỉnh Lạng Sơn. 

Theo Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Lạng Sơn, những năm gần đây, thiên tai liên tiếp xảy ra với diễn biến bất thường, trái quy luật, gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản. Sau khi thiên tai xảy ra, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành, chính quyền địa phương huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ nhân dân khắc phục thiệt hại. Từ nguồn vốn Quỹ Phòng, chống thiên tai của tỉnh đã góp phần thiết thực giúp khắc phục khẩn cấp ban đầu, sửa chữa các công trình thủy lợi, đường giao thông, cầu cống, hỗ trợ nhà sập đổ, phải di dời. Qua đó, kịp thời giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất. 

Để chủ động phòng, chống, ứng phó thiên tai, hàng năm, Lạng Sơn cũng đã chỉ đạo các Sở, ngành, các huyện, thành phố rà soát, bổ sung, xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro trên toàn tỉnh. Kiện toàn, củng cố Đội xung kích phòng, chống thiên tai, với hơn 10.000 thành viên tại 200/200 xã, phường, thị trấn. Thực hiện các dự án sắp xếp, di dời dân cư tại khu vực không bảo đảm an toàn ven sông, suối, nơi có nguy cơ cao xảy ra rủi ro, kiểm soát chặt chẽ việc di dân tự phát. Hỗ trợ nhân dân chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, vừa góp phần nâng cao thu nhập, vừa phù hợp với điều kiện tự nhiên và đặc điểm thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu…

Lạng Sơn chú trọng nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh. Ảnh: HN. 

Từ đầu năm 2023 đến nay, các cấp, ngành liên quan, đơn vị quản lý, khai thác các công trình đã và đang chủ động triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả để đảm bảo giữ an toàn hồ, đập khi mùa mưa, lũ năm 2023. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 161 hồ chứa, 1.494 phai, đập dâng, 165 trạm bơm. Theo kết quả rà soát từ các huyện, thành phố và Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi, trên địa bàn tỉnh hiện có 34 hồ, 25 đập và 2 trạm bơm, 99 km kênh mương bị hư hỏng… Trong đó, có những công trình hồ chứa xây dựng cách đây 30 – 50 năm đã bị hư hỏng, xuống cấp với những mức độ khác nhau.

Từ đầu năm 2023 đến nay đơn vị khai thác, vận hành công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh chủ động kiểm tra các công trình thủy lợi, từ đó nắm bắt cụ thể hiện trạng công trình và có phương án khắc phục, sửa chữa kịp thời.  chủ động kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023; tổ chức trực ban, theo dõi diễn biến thời tiết. Khi có mưa lũ cử cán bộ thường trực 24/24 giờ tại công trình, nhất là các công trình ảnh hưởng lớn tới hạ du, công trình xung yếu; chỉ đạo xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi các huyện, thành phố phối hợp cùng chính quyền cơ sơ xây dựng phương án ứng phó tình huống khẩn cấp mùa mưa bão đối với từng công trình;…

Cùng với sự chủ động của từ đơn vị quản lý, khai thác, các huyện, thành phố, các xã chủ động trong việc triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ, đập mùa mưa bão, đặc biệt là các xã có hồ chứa lớn nằm trên địa bàn.  Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Để đảm bảo an toàn công trình hồ, đập, từ đầu năm 2023 đến nay, đơn vị đã phối hợp với cơ quan liên quan chủ động kiểm tra, đánh giá hiện trạng và có phương án xử lý, khắc phục đối với các công trình xuống cấp, hư hỏng, nguy cơ mất an toàn; tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các văn bản chỉ đạo về việc đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trong mùa mưa, lũ 2023…

Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Lạng Sơn đề ra mục tiêu xây dựng, lắp đặt thiết bị quan trắc tại 53 hồ chứa lớn, 40 hồ chứa vừa, 39 hồ chứa nhỏ, 11 hồ, đập dâng. Cùng với đó, tăng cường hệ thống truyền tin về thiên tai tại cơ sở, kết hợp chặt chẽ các phương tiện truyền thông (phát thanh, truyền hình, internet, mạng xã hội...) với các công cụ truyền thống (loa phóng thanh cơ sở, loa cầm tay…) để kịp thời thông tin về thiên tai đến nhân dân.

Từ năm 2021 đến nay, từ nguồn dự trữ Quốc gia phục vụ công tác ứng phó sự cố,  Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), tỉnh đã được cấp và phân bổ cho các huyện 800 phao áo cứu sinh, 600 phao tròn cứu sinh, 15 phao bè loại nhẹ, 10 nhà bạt 16,5m2 nhằm phục vụ công tác phòng chống thiên tai. Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) tỉnh cho biết: Năm 2022, công tác PCTT&TKCN của tỉnh thực hiện theo 3 giai đoạn: phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả. Trong đó, chú trọng công tác quản lý rủi ro thiên tai, lấy phòng ngừa là chính, bám sát phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với đặc điểm từng địa bàn. 

Trong năm 2022, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã chủ động tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó kịp thời khi có các hình thái thiên tai xảy ra trên địa bàn; chủ động kiểm tra, rà soát, khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của thiên tai gây ra. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của rét đậm, rét hại, mưa lớn, lũ, ngập lụt, sạt lở đất… xảy ra trên địa bàn tỉnh đã gây thiệt hại về người và tài sản, đặc biệt là đợt mưa lớn từ ngày 10 – 12/5/2022.

Cụ thể trong năm 2022 đã có 3 người chết, 3 người bị thương; 84 nhà sập đổ trên 70%; 311 nhà tốc mái, hư hỏng; 4.702 nhà bị ngập nước; 101 công trình phụ bị thiệt hại; 389 nhà phải di dời; 6.802 đồ điện dân dụng gia đình bị ngập, hư hỏng; trên 2.200 ha lúa, 38.000 ha rau màu, 300 ha cây ăn quả, 130 ha cây công nghiệp ngắn ngày bị ảnh hưởng; sạt lở ta luy âm trên 2.000 m dài, sạt lở ta luy dương trên 38.000 m3; hư hỏng đường giao thông gây ách tắc 216 điểm… Tổng thiệt hại ước tỉnh trên 710 tỷ đồng.

 

 

Trần Tuấn 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline