Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 03:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Chủ động các phương án phòng, chống ngập úng

Thứ sáu, 12/05/2023 07:05

TMO - Với các trận mưa có lượng mưa lớn trên diện rộng, vượt công suất thiết kế của hệ thống thoát nước, nhiều khu vực trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn bị ngập sâu, ảnh hưởng tới sinh hoạt, đời sống của người dân. Thực trạng này đòi hỏi thành phố cần đẩy mạnh triển khai các giải pháp căn cơ, lâu dài để giải quyết tình trạng ngập úng. 

Thời gian qua, công tác thoát nước phòng, chống úng ngập đã được thành phố Hà Nội quan tâm chỉ đạo đặc biệt. UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ban, ngành thực hiện một số giải pháp giải quyết tình trạng úng ngập. Cụ thể, thành phố tập trung nguồn lực để thực hiện các dự án thoát nước và xử lý nước thải đã có chủ trương đầu tư tại Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025 tại Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 23/9/2021 của HĐND TP; Kế hoạch số 312/KH-UBND ngày 28/12/2021 về phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải giai đoạn 2021 – 2025 của UBND TP. Hà Nội…

Tuy nhiên, các trận mưa có lượng mưa lớn trên diện rộng, vượt công suất thiết kế của hệ thống thoát nước, nhiều khu vực trên địa bàn vẫn bị ngập sâu, ảnh hưởng tới sinh hoạt, đời sống của người dân. Sở Xây dựng Hà Nội nhận định, năm 2023 thời tiết tiếp tục có diễn biến bất thường, phức tạp. Nắng nóng xuất hiện nhiều hơn, kèm theo đó là những trận mưa không theo quy luật có thể xảy ra. Do đó, cần chủ động các phương án phòng, chống úng ngập mùa mưa. Thời gian tới, thành phố cần đẩy mạnh triển khai các giải pháp căn cơ, lâu dài để giải quyết tình trạng này. 

Thời gian tới, thành phố cần đẩy mạnh triển khai các giải pháp căn cơ, lâu dài để giải quyết tình trạng ngập úng trong mùa mưa bão. 

Cụ thể, tại một số khu vực tại Hà Nội có tốc độ đô thị hóa nhanh, dẫn đến hạ tầng kỹ thuật chưa được xây dựng đồng bộ theo quy hoạch. Các dự án hạ tầng kỹ thuật, giao thông đang triển khai có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ thống thoát nước như: Các gói thầu dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá; xây dựng nhà ga S12 (Lê Duẩn - Trần Hưng Đạo)... Theo tính toán của Sở Xây dựng Hà Nội, với các trận mưa có lượng mưa dưới 50 mm/giờ sẽ không xảy ra úng ngập, cơ bản chỉ tồn tại một vài vị trí ứ đọng nước do mặt đường trũng thấp hoặc hệ thống thoát nước gặp sự cố.

Với các trận mưa có lượng mưa 50 - 70 mm/giờ, dự kiến có 11 điểm, khu vực úng ngập, gồm: phố Nguyễn Khuyến; phố Hoa Bằng; nút giao Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt; nút giao Đường Thành - Bát Đàn - Nhà Hỏa; phố Cao Bá Quát; phố Thụy Khuê (đoạn dốc La Pho); phố Minh Khai (đoạn chân cầu Vĩnh Tuy); phố Nguyễn Chính; đại lộ Thăng Long; phố Ngọc Lâm; đường Hoàng Như Tiếp.

Với các trận mưa có cường độ cao, tập trung trong thời gian ngắn, lượng mưa từ 100 mm/giờ trở lên, gây quá tải cho hệ thống thoát nước thì dự kiến trên địa bàn Hà Nội xuất hiện thêm 19 điểm, khu vực úng ngập cục bộ, gồm các phố: Tông Đản; Đinh Tiên Hoàng; Phùng Hưng; Mạc Thị Bưởi; Quan Nhân; Cự Lộc; Nguyễn Trãi; Phan Văn Trường; Dương Đình Nghệ; Trần Bình; Kẻ Vẽ; nút giao Cầu Giấy - Dịch Vọng; Ecohome3; khu đô thị Resco; phố Đỗ Đức Dục; đường Nguyễn Xiển; Cổ Linh - Đàm Quang Trung; quốc lộ 3, đoạn qua xã Mai Lâm (huyện Đông Anh) và đường 23B, đoạn qua thôn Cổ Điển (huyện Đông Anh). Ngoài ra, còn một số điểm ứ đọng nước do mặt đường trũng, thấp.

Trước tình trạng này, Sở Xây dựng đã lên các phương án, giải pháp bảo đảm thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành như tăng cường công tác dự báo, cảnh báo; duy trì thường xuyên hệ thống cống, rãnh thoát nước, mương, sông, hồ điều hòa; kiểm soát, thường xuyên giữ mực nước đệm trên hệ thống mương, sông, hồ điều hòa; sửa chữa, bảo dưỡng các công trình đầu mối, trạm bơm; tổ chức sửa chữa giải quyết úng ngập cục bộ, khắc phục sự cố trên hệ thống và triển khai ứng trực giải quyết tại chỗ.

Ngoài ra, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị có liên quan rà soát quy hoạch liên quan đến thoát nước, tiêu nước hệ thống sông Nhuệ. Trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá thực trạng về thoát nước trên địa bàn thành phố, nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh, bổ sung về quy hoạch thoát nước đô thị phù hợp với quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị và biến đổi khí hậu, cập nhật vào đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đang phát triển thực hiện.

Trước đó, Ủy ban nhân dân thành phố đã giao Sở Xây dựng phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị thủy lợi vận hành theo quy trình đối với các trạm bơm thoát nước đô thị và các trạm bơm tiêu nông nghiệp như: Yên Nghĩa, Khê Tang, Ngoại Độ, Vân Đình… bảo đảm thoát nước cho sông Nhuệ; kiểm tra ga thu nước mưa và thay đổi miệng thu nước để tăng khả năng thu nước vào hệ thống. Cùng với đó, thành phố cũng rà soát hệ thống hồ điều hòa trên địa bàn quản lý (bao gồm cả các hồ chưa kết nối vào hệ thống thoát nước đô thị) để có giải pháp liên thông giữa các hồ điều hòa.

 

 

Bùi Hoàng 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline