Hotline: 0941068156

Thứ ba, 13/05/2025 23:05

Tin nóng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Thứ ba, 13/05/2025

Chợ quê ngày Tết: Vắng lặng ngày cuối năm

Thứ ba, 28/01/2025 19:01

TMO - Những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025, chợ quê – biểu tượng văn hóa của làng quê Việt Nam – từng là nơi nhộn nhịp người người hối hả sắm sửa Tết. Nhưng năm nay, phiên chợ cuối cùng của năm trở nên vắng lặng, thiếu đi không khí rộn ràng vốn có.

Quang cảnh Chợ Vọc (xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) vào ngày cuối cùng của năm.

Theo ghi nhận của phóng viên Tạp chí Điện tử Thiên nhiên và Môi trường, tại chợ Vọc, xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam vào ngày 29 tháng Chạp (28/1 dương lịch), không khí chợ quê năm nay thiếu đi sự nhộn nhịp thường thấy. Các gian hàng vẫn ngập tràn rau củ, hoa quả, lá dong, bánh mứt,… nhưng lượng khách đến mua sắm lại thưa thớt hơn nhiều so với mọi năm.

Các tiểu thương tiếc nuối khi phiên chợ cuối năm khép lại, hàng hóa vẫn còn tồn đọng.

Chị Trần Thị Hiền, 45 tuổi, một tiểu thương bán rau, chia sẻ với phóng viên: "Rau năm nay giá rẻ hơn năm ngoái, nhưng sức mua lại giảm rõ rệt. Tôi cứ nghĩ ngày 29 – ngày cuối cùng trước Giao thừa – sẽ là dịp đông khách nhất, nhưng thực tế lại trái ngược. Người mua thưa thớt, chỉ ghé chọn vài món rồi đi, khiến hàng hóa tồn lại nhiều hơn mong đợi."

Không chỉ riêng mặt hàng rau củ, các gian hàng hoa tươi, lá dong hay gạo nếp – vốn là những biểu tượng không thể thiếu của Tết – cũng rơi vào tình trạng ế ẩm. Những tiểu thương từng hy vọng vào phiên chợ cuối cùng để bán nốt hàng hóa đều không giấu được vẻ lo lắng khi khung cảnh vắng vẻ kéo dài.

Mặt khác, nhiều tiểu thương nhận định, thói quen tiêu dùng của người dân cũng đang dần thay đổi. Không còn cảnh chen lấn, mua sắm sát ‘giờ G’, khách hàng giờ đây ưu tiên sự tiện lợi. Họ đặt mua online, ghé các cửa hàng gần nhà hoặc lựa chọn các chợ cóc thay vì đến chợ quê như trước.

Chị Minh Huế, một khách quen của chợ quê, bày tỏ sự tiếc nuối: “Tôi vẫn thích ra chợ quê, vì cảm nhận được rõ ràng nhất không khí Tết. Nhưng năm nay, chợ vắng lắm. Người ta không đến chợ lớn nữa, họ mua sớm hoặc đặt hàng online cho tiện. Chợ quê ngày nay không còn giữ được sự náo nhiệt như xưa."

Không chỉ tiểu thương gặp khó khăn, mà chính người dân cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua sắm. Tình trạng giá cả tăng cao khiến không ít người đắn đo khi chi tiêu cho Tết.

Chị Nguyễn Thị Dịu, 45 tuổi, một công nhân tranh thủ đi chợ, tâm sự:"Tôi nghĩ ngày cuối sẽ mua được đồ giá rẻ hơn, nhưng không phải vậy. Một nải chuối đẹp, đều quả, giá từ 200.000 đến 300.000 đồng. Tiền thưởng Tết của công nhân như tôi chẳng đủ để mua một nải chuối. Tết nhất mà phải lo từng chút như thế, thật sự áp lực."

Dẫu không còn cảnh chen chúc, chợ quê ngày Tết vẫn giữ được những giá trị truyền thống vốn có. Sắc xanh của lá dong, tiếng rao thân quen, hay hương thơm từ những gian hàng bánh mứt vẫn gợi lên cảm giác Tết đang về.

Các tiểu thương nhanh chóng dọn dẹp sạp hàng để kịp về nhà chuẩn bị đón giao thừa.

Với mức thu phí 10.000 đồng/gian hàng mỗi phiên hoặc 250.000 đồng/tháng, các tiểu thương vẫn bám trụ nơi chợ quê, mong tìm chút lời lãi trong những ngày cuối năm.

Đúng 16h30 chiều, phiên chợ cuối năm chính thức khép lại. Sau khi các tiểu thương lặng lẽ thu dọn sạp hàng, nhặt nhạnh những món đồ còn sót lại, đội quản lý chợ bắt đầu thu gom rác, trả lại mặt bằng sạch sẽ. Những bóng lưng tiểu thương khuất dần trên con đường làng nhỏ, mang theo niềm hy vọng rằng năm mới sẽ khởi sắc hơn, để chợ quê một lần nữa sống lại vẻ nhộn nhịp, gắn liền với ký ức Tết của bao thế hệ người Việt./.

 

 

THU HIỀN

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline