Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 24/01/2025 15:01

Tin nóng

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Thứ sáu, 24/01/2025

Cháy nổ tác động tiêu cực đến môi trường nhưng ít được quan tâm

Chủ nhật, 03/03/2024 19:03

TMO – Với mỗi vụ hỏa hoạn xảy ra, đa phần chúng ta chỉ quan tâm và đặt câu hỏi thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, sau mỗi vụ hỏa hoạn, môi trường bị ảnh hưởng thế nào? Mức độ đến đâu? Thậm chí, dưới góc nhìn của chuyên gia, có những vụ hỏa hoạn được coi là một sự cố, thảm họa về môi trường lại ít người để ý.

Thời gian gần, các vụ cháy nổ thường xuyên xẩy ra gây nhiều thương vong và hủy hoại nhiều tài sản và điều đáng quan tâm là các vụ cháy nổ không có xu hướng giảm. Năm 2023, toàn quốc xảy ra 3.440 vụ cháy, làm chết 146 người, bị thương 109 người, thiệt hại về tài sản sơ bộ ước tính khoảng 878 tỷ đồng và 236ha rừng; xảy ra 16 vụ nổ, làm 11 người chết, bị thương 27 người. So sánh với năm 2022, số vụ cháy tăng 206 vụ (tăng 6,3%), tăng 27 người chết (tăng 22,69%), tăng 19 người bị thương (tăng 21,11%), thiệt hại về tài sản tăng 244 tỷ đồng (tăng 38,4%). Số vụ nổ giảm 2 vụ (giảm 11,11%), số người chết tăng 1 người (tăng 10%), số người bị thương giảm 2 người (giảm 6,9%). Số các vụ cháy khu vực thành thị xảy ra 2.105 vụ (chiếm 61,2%), nông thôn xảy ra 1.335 vụ (chiếm 38,8%).

Mới đây nhất, theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, trong tháng 2/2024, cả nước xảy ra 449 vụ cháy, nổ, làm 11 người chết và 12 người bị thương, thiệt hại ước tính 27,4 tỷ đồng, tăng 40,4% so với tháng 1 và gấp 2,9 lần cùng kỳ năm 2023. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn cả nước xảy ra 825 vụ cháy, nổ, làm 16 người chết và 13 người bị thương, thiệt hại ước tính 46,9 tỷ đồng, gấp 2,8 lần cùng kỳ năm 2023.

Các vụ hỏa hoạn không những gây thiệt hại về người và tài sản mà còn ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Từ số liệu trên cho thấy, các vụ hỏa hoạn không có dấu hiệu suy giảm và cháy nổ đang là vấn đề mang tính cấp bách bởi để lại hậu quả rất lớn. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, với mỗi vụ cháy nổ, đa phần chúng ta chỉ quan tâm đến mức độ thiệt hại về người và tài sản, trong khi đó, tác động của cháy nổ đến môi trường được xem là rất nghiêm trọng nhưng lại ít được để ý. Tùy thuộc mức độ của mỗi vụ cháy, nếu là những đám cháy nhỏ, mức độ ảnh hưởng đến môi trường sẽ thấp hơn nhưng đối với những vụ cháy lớn thì mức độ tác động xấu đến môi trường cũng sẽ nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, có những vụ cháy nổ có thể được coi là một sự cố về môi trường. Đơn cử như các vụ cháy rừng, cháy kho xưởng, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh hoanh bởi những nơi này thường chứa nhiều vật dụng nếu gặp cháy sẽ phát thải lượng khí độc lớn.

Theo các chuyên gia môi trường, khi xảy ra hỏa hoạn, chúng ta nói nhiều đến ảnh hưởng về tài sản, của cải, người dân nhưng chúng ta không nghĩ đến tác động môi trường xung quanh như thế nào. Nhà chung cư cao tầng, đường thoát hiểm chứa đầy đồ dùng, vật dụng, khoảng cách giữa 2 nhà chung cư rất gần, nên khi có cháy nổ xảy ra thiếu điều kiện cung cấp oxy, thành phần khí tạo thành là khí rất độc như khí CO, kèm theo đó là bụi mịn ở dạng khói đen, sẽ lan truyền không chỉ trong từng căn hộ mà còn len lỏi sang khu vực lân cận vì khoảng cách giữa các chung cư rất gần. Môi trường không chỉ khu vực xảy ra vụ cháy mà môi trường khu vực lân cận 200m-300m hay đường kính 500m theo luồng gió tản ra sẽ bị ô nhiễm, nên môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bột bụi mịn đen trong làn khói cực độc vì kích thước nhỏ có thể đi vào sâu trong cơ thể qua đường hô hấp. Các loại khí độc làm con người thiếu oxy và thậm chí là nhiều người tử vong do ngạt chứ không chỉ do bị cháy. Nghĩa là khi xảy ra sự cố cháy nổ, ô nhiễm môi trường không khí xung quanh, chất lượng môi trường thay đổi.

Các loại vật dụng khi cháy sẽ phát thải lượng khí lớn và rất độc hại.

Các chuyên gia phân tích, khi xảy ra cháy nổ, phải sử dụng nước để dập cháy, nước thải sinh ra trong quá trình dập cháy sẽ hòa tan một số bụi, thành phần khí, kim loại và nước này trở thành nước ô nhiễm, sẽ vào các nguồn tiếp nhận như ao hồ vùng lân cận hoặc đi qua khu vực có đất sẽ đọng lại, nước gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sinh vật sống tại hồ. Thêm nữa là các loại bùn thải, chất rắn sinh ra trong quá trình cháy trở thành chất thải rắn, thậm chí chất thải rắn nguy hại, nếu thu gom không cẩn thận sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi. Tùy theo mức độ, quy mô vụ cháy làm cho mức độ ô nhiễm môi trường xung quanh. Và tùy theo đối tượng bị cháy như kho nhiên liệu, hóa chất, vật liệu cháy có chất nhựa thì thành phần chất ô nhiễm nguy hại và tác động xấu đến môi trường sau khi cháy rất lâu chứ không chỉ lúc xảy ra vụ cháy.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh tiềm ẩn khả năng cháy nổ cao cùng một số yếu tố khác theo Luật Bảo vệ môi trường được xếp vào nhóm có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Trong các siêu đô thị như Hà Nội, TP. HCM có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng khối lượng lớn nhiên liệu như xăng dầu dễ cháy, nhiều hóa chất độc hại dễ cháy nổ. Khi quản lý không tốt thì tại các cơ sở sản xuất kinh doanh để xảy ra sự cố sẽ để lại hậu quả vô cùng lớn, trong nhiều trường hợp có thể đạt đến mức thảm họa. Cùng với quá trình phát triển đô thị thì nguy cơ cháy nổ và tác động môi trường tăng lên rất nhiều. Về mặt quản lý nhà nước đã có bộ luật về phòng cháy chữa cháy, quy định trong Luật Xây dựng, quy định trong Luật Bảo vệ môi trường. Nhưng thực tế cho thấy các vụ cháy nổ vẫn xảy ra, thiệt hại lớn, còn nguyên nhân nằm ở đâu đó, có lỗ hổng trong pháp luật hay trong quá trình thực thi pháp luật, thực tế tất cả đô thị, một phần không nhỏ nó là khu dân cư hình thành rất lâu trước khi có Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Xây dựng.

 

Bài tiếp: Giải pháp xử lý môi trường sau hỏa hoạn

 

 

QUỐC DŨNG

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline