Hotline: 0941068156

Thứ tư, 14/05/2025 19:05

Tin nóng

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Thứ tư, 14/05/2025

Châu Âu ứng phó thế nào với ô nhiễm vi nhựa?

Thứ hai, 18/03/2024 14:03

TMO – Các nước châu Âu đang nỗ lực cắt giảm 30% ô nhiễm vi nhựa vào năm 2030, Uỷ ban châu Âu muốn các nhà sản xuất thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn vi nhựa rò rỉ ra tự nhiên, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và những sinh vật sống khác trên trái đất.

Theo đó, trong kế hoạch giảm ô nhiễm vi nhựa, Liên minh châu Âu (EU) đã đặt ra nhiều mục tiêu ngắn hạn, dài hạn khác nhau. Về ngắn hạn, EU dự kiến cắt giảm 30% ô nhiễm vi nhựa vào năm 2030. Về dài hạn, EU sẽ cấm bán hoàn toàn các sản phẩm chứa vi nhựa hoặc gây rò rỉ vi nhựa khi sử dụng. Những nỗ lực này kỳ vọng sẽ giúp giảm bớt khoảng 500 tấn vi nhựa thải ra môi trường.

Theo các chuyên gia, thỏa thuận đạt được là một bước đột phá nhằm cải thiện đáng kể các tiêu chuẩn quản lý nước và xử lý nước thải ở châu Âu, đặc biệt là với các quy định mới về loại bỏ ô nhiễm vi nhựa từ thuốc và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Chúng tôi đảm bảo các đề xuất này sẽ không gây chênh lệch đáng kể trong chi phí dược phẩm và các sản phẩm khác.

(Ảnh minh họa)

Trước đó, ngày 17/10/2023, EU công bố các kế hoạch đầu tiên để đối phó với ô nhiễm vi nhựa, đó là cấm các sản phẩm nhũ, dược phẩm và mỹ phẩm có chứa vi nhựa. Đề xuất này nhằm hạn chế nguy cơ rò rỉ vi nhựa từ mỹ phẩm, qua đó có thể cắt giảm 7% ô nhiễm vi nhựa ở châu Âu. Ngoài ra, các công ty mỹ phẩm cũng sẽ phải trả thêm phí xử lý nếu gây rò rỉ vi nhựa ra môi trường từ các sản phẩm của mình.

Dự thảo quy định “nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền”, trong đó, các công ty dược và mỹ phẩm sẽ phải chi trả ít nhất 80% chi phí cần thiết để loại bỏ các chất ô nhiễm cực nhỏ đang làm ô nhiễm nước thải đô thị. Các nước thành viên EU cho biết, các chính phủ sẽ trả phần phí còn lại để ngăn giá cả leo thang.

Ngoài ra, Ủy ban Châu Âu đã công bố các đề xuất khác liên quan đến quản lý rò rỉ vi nhựa. Đề xuất bao gồm các biện pháp quản lý bao gồm chứng nhận bắt buộc và tự kê khai của các doanh nghiệp về nguy cơ rò rỉ vi nhựa. Đây được đánh giá là một phương pháp hài hòa để ước tính tổn thất, trong đó, các quy định đã được giảm nhẹ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tránh rủi ro về mặt kinh tế. Dựa theo đề xuất, các công ty sẽ phải đánh giá rủi ro để đảm bảo thực hiện đủ biện pháp tránh rò rỉ vi nhựa trong sản phẩm. Nếu xảy ra sự cố rò rỉ, các doanh nghiệp cần nhanh chóng có biện pháp xử lý và dọn dẹp nếu cần thiết.

Theo ước tính của Uỷ ban châu Âu, có tới khoảng 52.000-184.000 tấn vi nhựa thải ra môi trường mỗi năm. Là một phần trong nỗ lực cắt giảm 30% ô nhiễm vi nhựa vào năm 2030, Uỷ ban châu Âu muốn các nhà sản xuất thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn vi nhựa rò rỉ ra tự nhiên, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và những sinh vật sống khác trên trái đất. Thứ tự các hành động được ưu tiên để thực hiện mục tiêu này bao gồm: Ngăn chặn rò rỉ, kiểm soát rò rỉ và dọn sạch lượng vi nhựa rò rỉ.

 

 

L.H

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline