Hotline: 0941068156

Thứ năm, 15/05/2025 04:05

Tin nóng

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Thứ năm, 15/05/2025

Châu Á đối diện nhiều thách thức trong ứng phó thiên tai

Thứ bảy, 18/05/2024 15:05

TMO - Khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) hứng chịu nắng nóng thiêu đốt khi tại nhiều nước chứng kiến những kỷ lục về nhiệt độ được thiết lập. Chỉ số nóng bức ghi nhận tại thủ đô Bangkok của Thái Lan hôm 2/5 lên tới 52 độ C - mức đặc biệt nguy hiểm, trong khi hàng chục tỉnh, thành phố ở nước này hứng chịu những ngày “siêu nắng nóng” từ cuối tháng 4 khi nhiệt độ tối đa đều trên 43 độ C.

Theo các chuyên gia, dù mới bước vào hè nhưng người dân châu Á đã phải hứng chịu những đợt nắng nóng gay gắt. Mức nhiệt tăng lên các mốc cao kỷ lục đánh dấu giai đoạn cực đoan nhất trong lịch sử thời tiết, chưa từng có tiền lệ trong ba thế kỷ qua. Tình trạng được dự báo còn tồi tệ hơn trong tháng 5 và 6 tới đây khi biến đổi khí hậu khiến các đợt nắng nóng kéo dài hơn, gây thiệt hại kinh tế và ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe con người. Giới chuyên gia nhận định, nhiều vùng ở châu Á đang chứng kiến các kỷ lục nhiệt độ liên tục bị “xô đổ”. Nhiều nước ghi nhận nền nhiệt hơn 43 độ C, buộc các cơ quan chuyên môn phải đưa ra cảnh báo đỏ về nắng nóng, đồng thời khuyến cáo sóng nhiệt sẽ tiếp tục thiêu đốt.

Thủ đô Bangkok, Thái Lan nhiều thời điểm nắng nóng cao kỷ lục. Ảnh: BKP

Khu vực Đông Nam Á cũng hứng chịu nắng nóng thiêu đốt khi tại nhiều nước chứng kiến những kỷ lục về nhiệt độ được thiết lập. Chỉ số nắng nóng tại thủ đô Bangkok của Thái Lan ghi nhận hôm 2/5 lên tới 52 độ C - mức đặc biệt nguy hiểm, trong khi hàng chục tỉnh, thành phố ở nước này hứng chịu những ngày “siêu nắng nóng” từ cuối tháng 4 khi nhiệt độ tối đa đều trên 43 độ C.

Theo các chuyên gia, biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng nắng nóng khắc nghiệt ngay từ cuối xuân ở châu Á năm nay. Biến đổi khí hậu đã khiến khả năng xảy ra các đợt sóng nhiệt tăng lên 100 lần trong năm 2023. Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), châu Á có tốc độ ấm lên nhanh gần gấp đôi kể từ giai đoạn 1961-1990 và kéo theo là các thảm họa tự nhiên như bão, lũ, lốc xoáy xảy ra thường xuyên và nguy hiểm hơn.

Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của những đợt thời tiết cực đoan, ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội, nền kinh tế và cuộc sống con người. Năm 2023, châu Á chịu thiệt hại nặng nề nhất do các mối nguy hiểm liên quan thời tiết, khí hậu và nước. Chuyên gia cảnh báo những tác động trên diện rộng tại một số vùng tập trung đông dân cư nhất trên thế giới, đồng thời kêu gọi các chính phủ khẩn trương hành động để chuẩn bị ứng phó tác động của biến đổi khí hậu, làm mọi cách để giảm thiểu thiệt hại. Các quốc gia cần cắt giảm khí thải nhà kính và đây là cách duy nhất để làm chậm tốc độ nóng lên toàn cầu.

Mừa hè năm 2024 được dự báo rất khắc nghiệt trong khi nguồn lực và kinh phí để giải quyết những vấn đề này còn hạn chế, giới chuyên gia lo ngại châu Á sẽ phải đương đầu vô vàn khó khăn nếu thiếu sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Không chỉ riêng châu Á, thế giới cần thúc đẩy nỗ lực tập thể ở quy mô lớn để thiết lập các hệ thống cần thiết nhằm ứng phó tác động của biến đổi khí hậu và đưa ra các giải pháp hạ nhiệt bền vững.

 

 

LAN HƯƠNG

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline