Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/01/2025 14:01

Tin nóng

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/01/2025

Chào đón năm 2025: Kinh tế thế giới dự báo nhiều thách thức

Thứ ba, 31/12/2024 22:12

TMO – Năm 2024 khép lại, thế giới chào đón năm 2025 bằng những màn bắn pháo hoa rực sáng với hy vọng một năm nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia, thế giới vẫn đối diện nhiều thách thức năm 2025, đặc biệt về kinh tế bởi xung đột vũ trang và tác động biến đổi khí hậu.

Những điểm sáng năm 2024

Thế giới chứng kiến nhiều biến động đáng kể trong năm 2024. Dễ thấy nhất là xung đột địa chính trị kéo dài ở châu Âu, Trung Đông; bất ổn chính trị ở hàng loạt nền kinh tế lớn như Đức, Pháp, Hàn Quốc... Cùng với đó là sự trỗi dậy của phe cánh hữu và dân túy sau các cuộc bầu cử nghị viện châu Âu và một số quốc gia ở lục địa này. Một điểm nhấn có tầm ảnh hưởng quan trọng khác là sự trở lại Nhà Trắng của ông Donald Trump cùng chính sách “Nước Mỹ trên hết” có thể kéo theo nguy cơ xảy ra cuộc chiến thương mại mới.

Xuyên suốt năm 2024, xu hướng phân mảnh thị trường và công nghệ trên khắp thế giới ngày càng mạnh mẽ. Điều này được thể hiện rõ nét ở sự mở rộng của Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) và các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Từ đó, hợp tác quốc tế cũng như tính hiệu quả của chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng bị suy yếu.

Nhiều quốc gia trên thế giới chào đón năm 2025 bằng màn bắn pháo hoa với kỳ vọng một năm nhiều khởi sắc. 

Báo cáo từ các tổ chức quốc tế dự báo, tăng trưởng toàn cầu năm 2024 thấp hơn năm 2023. Tuy nhiên, trong bức tranh tổng thể bị ám màu xám, vẫn có nhiều điểm sáng để nhìn thấy những triển vọng khởi sắc. Trước hết là tỷ lệ lạm phát sụt giảm. Ngoài Mỹ, cuộc chiến chống lạm phát không còn quá “nóng” tại một nửa nền kinh tế phát triển và gần 60% nền kinh tế thị trường mới nổi. Giới phân tích chỉ ra rằng, việc điều chỉnh chính sách tiền tệ, nguồn cung hàng hóa khả quan hơn so với giai đoạn hậu đại dịch Covid-19 và giá năng lượng thấp hơn đang giúp nhiều quốc gia thành công trong nỗ lực kiềm chế lạm phát.

Trong đời sống xã hội, thị trường lao động chưa chứng kiến các làn sóng tuyển dụng lớn, nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở mức chấp nhận được. Xét ở các nền kinh tế phát triển và mới nổi, nguồn cung lao động trong năm 2024 đã được cải thiện đáng kể. Dẫu vậy, không thể phủ nhận thực tế rằng, vẫn còn tình trạng thiếu hụt lao động gây ảnh hưởng tới nhiều khu vực của nền kinh tế, đặc biệt là y tế, chăm sóc sức khỏe và công nghệ thông tin. Bên cạnh vấn đề việc làm, tiền lương trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng ổn định, cộng hưởng với việc lạm phát hạ nhiệt đã giúp củng cố thu nhập của người dân.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), dù đời sống xã hội ghi nhận những tín hiệu tích cực, nhưng vẫn cần phải lưu ý rằng, tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng cá nhân tại nhiều quốc gia vẫn thấp. Điều này cho thấy, niềm tin của người tiêu dùng còn yếu. Trên thực tế, nhiều quốc gia vẫn có mức nợ công tăng cao và thâm hụt ngân sách quốc gia theo chu kỳ vẫn là vấn đề nan giải. Bởi chi tiêu chính phủ khó khăn hơn, kéo giảm nguồn đầu tư công cho các chương trình an sinh xã hội, an ninh-quốc phòng, chống biến đổi khí hậu và phát triển. Song hành với đó, sự gia tăng căng thẳng địa chính trị đã đe dọa an ninh lương thực và năng lượng. Những yếu tố này đã tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Năm 2025 - Kinh tế thế giới đối diện nhiều thách thức

Theo báo cáo cập nhật từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) về tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương, dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á trong cả hai năm 2024 và 2025 đã được điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, ADB nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên lần lượt 6,4% và 6,6%, từ mức 6% và 6,2% trước đó. Dự báo này cũng tương đồng với các tổ chức quốc tế khác như Ngân hàng Thế giới (WB), qua đó ghi nhận nỗ lực và quyết tâm tăng trưởng của Việt Nam. Theo ADB, hoạt động thương mại mạnh mẽ, sự phục hồi của sản xuất chế biến chế tạo hàng xuất khẩu, cùng các biện pháp hỗ trợ tài khóa đã thúc đẩy kinh tế Việt Nam.

Đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ADB đã hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển, từ 5% xuống 4,9% trong năm 2024 và từ 4,9% xuống 4,8% trong năm 2025. Nguyên nhân chính là hiệu suất kém ở một số nền kinh tế và triển vọng tiêu dùng yếu. ADB cảnh báo các chính sách thương mại, tài khóa và di cư của Mỹ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng và làm gia tăng lạm phát ở các quốc gia châu Á. Ngân hàng này cũng nhấn mạnh rằng hầu hết các tác động này có thể chỉ rõ ràng trong khung dự báo từ năm 2024 đến năm 2025.

Bất chấp những lo lắng về một tương lai khó định đoán của nền kinh tế thế giới, niềm tin tiêu dùng tại Mỹ vẫn đang được cải thiện và thị trường lao động duy trì sức mạnh. Những yếu tố này là cơ sở để Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong tháng 12/2024, đưa lãi suất về mức 4,25-4,5%. Tuy nhiên, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, cơ quan này sẽ tiếp tục thận trọng trước các chính sách kinh tế tiềm năng của Tổng thống đắc cử Trump và rất có thể sẽ chỉ có hai lần cắt giảm lãi suất vào năm 2025.

Cùng thời điểm, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã hạ lãi suất từ 3,25% xuống 3%. Cơ quan này đánh giá rằng lạm phát ở Khu vực đồng euro (Eurozone) sẽ ổn định quanh mục tiêu 2%, nhưng không cam kết với lộ trình chính sách cụ thể trong năm 2025. Trong tháng 12/2024, một sự kiện đáng chú ý tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là việc Trung Quốc quyết định quay lại chính sách tiền tệ “nới lỏng hợp lý” lần đầu tiên sau 14 năm. Quyết định này báo hiệu một kế hoạch kích thích tài chính mạnh mẽ, có thể bao gồm một đợt cắt giảm lãi suất lớn và mua tài sản vào năm 2025.

Tại châu Âu, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Đức và Pháp, do khủng hoảng chính trị trong nước và nhu cầu toàn cầu suy yếu ảnh hưởng tới triển vọng tăng trưởng của hai đầu tàu kinh tế Liên minh châu Âu (EU). Ngân hàng trung ương Pháp cũng điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng năm 2025 từ 1,2% xuống 0,9%, sau khi xếp hạng tín nhiệm của Pháp bị hạ từ Aa2 xuống Aa3 bởi Moody's, do bất ổn chính trị và ngân sách.

Mặc dù tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng theo đánh giá của ông Andrea Coppola - Chuyên gia Kinh tế trưởng và Quản lý chương trình Tăng trưởng công bằng, Tài chính, và Thể chế của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, Lào và Campuchia - kinh tế toàn cầu đã ổn định trở lại trong năm 2024 với tốc độ tăng trưởng ước đạt 2,7%. Tuy nhiên, triển vọng năm 2025 vẫn đầy bất định, khi kinh tế thế giới đứng trước "một ngã rẽ khó đoán định", với nhiều biến động về chính trị và thương mại.

 

 

LAN HƯƠNG – VĂN NHI

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline