Hotline: 0941068156

Thứ tư, 22/01/2025 15:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ tư, 22/01/2025

[Cây Di sản Việt Nam] Độc đáo 4 cây Kơ nia di sản ở Hà Tĩnh

Thứ sáu, 13/12/2024 14:12

Người dân địa phương cũng không ai biết rõ nguồn gốc của 4 cây Kơ nia này từ đâu mà có, mọc lên, bén rễ từ bao giờ, chỉ biết rằng nó nằm trong khuôn viên trường Tiểu học Sơn Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) có tên gọi là cây lậy cầy. Mới đây, họ ngỡ ngàng và tự hào khi biết rằng đó là cây di sản.

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường trân trọng gửi đến độc giả tác phẩm: “Độc đáo 4 cây Kơ nia di sản ở Hà Tĩnh”. Tác phẩm đoạt giải trong Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024.

Tác giả: PHAN MỸ - THU HƯỜNG (Nghệ An, Hà Tĩnh)

Ký ức của những già làng

Những cụ ông, cụ bà thọ nhất ở xã Sơn Lộc hiện nay, có những cụ 103 tuổi, có những cụ 100 tuổi ( ở xóm Chi Lệ) cho biết, khi các cụ mới 9 - 10 tuổi đi chăn trâu đã thấy 4 cây lậy cầy (còn gọi là cây kơ nia) đó rồi. Chúng đã cao, lớn mấy đứa ôm không xuể.

"Hồi đó, nơi đó chưa có trường học, cả khu vực đó đang bỏ hoang thành một bãi đất trống rộng mênh mông, bát ngát. Bọn tui ( bọn tôi) chăn trâu, đi củi đứng từ đồi cao nhìn về làng chỉ thấy có cây lậy cầy là cao nhất" – các cụ nhớ lại.

Cụ Trần Thị Hoa sống tại xóm Chi Lệ, xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc nói: “Trái của cây Kơnia có thể ăn được. Nó có vị beo béo. Vì thế, qua nhiều thế hệ, trẻ con vẫn hay trèo lên hái quả. Ngày xưa còn nghèo đói, chúng tôi hay rủ nhau hái quả để ăn cho đỡ những cơn đói, có những người ăn thay cơm qua bữa nữa”.

Việc ngày 20/12/2012, 4 cây trong khuôn viên trường Tiểu học Sơn Lộc được Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản, có tên phổ thông là cây Kơ Nia khiến cụ Hoa rất ngỡ ngàng. "Cứ tưởng nó là cây bình thường, giờ nghe nói là cây di sản. Cũng không biết sao lại được cho là cây di sản nữa. Chắc nó phải quý lắm" - cụ Hoa tâm sự.

“Khi lên 9, lên 10. Tôi đã được nghe cha, ông và các cụ cao niên trong làng kể về cây Kơnia, bản thân cha ông chúng tôi và những cao niên trong làng thời ấy cũng không biết 4 cây đó có tự bao giờ, và do đâu mà mọc lên ở đó, nhưng bao thế hệ người dân trong làng đều chứng kiến sự trưởng thành cũng như tồn tại của 4 cây đó. Người dân chúng tôi từ già đến trẻ ai cũng gọi cây kơ nia bằng cụ, với một sự kính trọng. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đạn bom, nhưng cụ kơ nia vẫn đứng vững và trở thành chứng nhân lịch sử", ông Quân cho biết

Trong chiến tranh Can Lộc vùng đất trắng, địch tự do bắn phá, không một mái nhà, bụi cây nào nguyên vẹn. Duy chỉ có những cây kơ nia ở xã Sơn Lộc vẫn hiên ngang đứng vững, trở thành pháo đài quan sát của cách mạng, giúp bộ đội, du kích địa phương nắm bắt mọi hoạt động càn quét cũng như điểm đóng quân của địch từ xa.

Vui mừng, tự hào vì lần đầu tiên ở Hà Tĩnh được công nhận Cây Di sản

Cây Kơ nia có tên khoa học là Irvingia malayana thuộc chi Irvingia có nguồn gốc ở châu Phi và Đông Nam Á. Kơ nia được phân bố rộng rãi tại châu Á, cây có mặt tại Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Ở Việt Nam, cây này phân bố từ Quảng Nam đến một số tỉnh Nam Bộ và còn mọc ở các đảo Phú Quốc, Côn Đảo nhưng tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên, nhiều nhất là ở Sa Thầy - Kon Tum, Lắk, Bản Đôn - Đắk Lắk...

Liên hệ với ông Nguyễn Quốc Hiệp, thầy hiệu trưởng cũ của trường tiểu học Sơn Lộc, ông Hiệp cho biết, cuối tháng 4/2012, nhà trường cùng với một cựu học sinh tên là Nguyễn Anh Sơn đã tiến hành đo đạc kích thước của cây rồi gửi mẫu phẩm, thông số ra cho Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam ở Hà Nội.

Sau khi gửi mẫu phẩm và chờ đợi, ngày 24/8/2012, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã có quyết định số 345 công nhận 4 cây này là cây di sản. 

"Tôi nhớ dịp đó vào ngày khai giảng, nhà trường định kết hợp tổ chức lễ công bố cây di sản luôn. Nhưng do chưa có kinh phí nên không thể tiến hành được, tôi buồn lắm”.

“Sau đó thì nhà trường đã đặt một tấm bia đá để ghi thông tin về cây di sản cho mọi người được biết. Vào năm 2012 việc trong khuôn viên trường có 4 cây di sản khiến chúng tôi rất vui mừng, tự hào vì đây là lần đầu tiên ở Hà Tĩnh được công nhận cây di sản. Tuy nhiên, nhà trường thời điểm đó cũng đang băn khoăn về công tác bảo tồn, chăm sóc. Nguồn kinh phí đó sẽ lấy từ đâu? Thế nhưng cho tới bây giờ cây vẫn phát triển xanh tươi nên tôi đã yên tâm rồi".

“Tôi nghĩ ngày xưa cha ông chọn vị trí đó để xây dựng trường tiểu học đều có lý do, cây che bóng mát cho biết bao thế hệ học sinh, và cũng là một loại cây minh chứng cho lịch sử của đất nước mình, nhiều địa phương cây Kơ nia trở thành pháo đài quan sát của cách mạng, giúp bộ đội, du kích địa phương nắm bắt mọi hoạt động càn quét cũng như điểm đóng quân của địch từ xa.” Ông Hiệp chia sẻ.

Dù đã phủ màu thời gian nhưng những cây Kơ nia di sản vẫn phát triển xanh tốt.

Đối với trường Tiểu học Sơn Lộc, cây Kơ Nia là biểu hiện cho sự trường tồn vĩnh cửu của thời gian. Là minh chứng cho quá trình xây dựng và phát triển của ngôi trường có bề dày về truyền thống hiếu học này.  Bao thế hệ học sinh đã trưởng thành dưới 4 gốc cây Kơ nia cổ thụ. Cây không chỉ che bóng mát mà còn là niềm cảm hứng trong những bài văn tả cảnh của các thế hệ học sinh.

Trải qua hàng trăm năm, 4 cây Kơ nia thân thương vẫn đó, giang rộng tán lá che bóng mát cho bao thế hệ học trò. Cùng trải qua và chứng kiến bao thế hệ học trò dưới mái trường ấy. Dù đã rời xa mái trường Tiểu học Sơn Lộc từ rất lâu nhưng nhắc về mái trường ấy thì trong ký ức của bao thế hệ học sinh vẫn vẹn nguyên tình thầy trò, tình bạn và những giờ ra chơi dưới bóng cây Ka nia ấy.

Thầy Nguyễn Danh Tịnh, phó hiệu trưởng trường TH Sơn Lộc chia sẻ: “Chúng tôi rất tự hào về 4 cây Kơ nia này. Bao thế hệ học sinh được học tập, vui chơi và trưởng thành dưới bóng cây ấy. 4 cây cổ thụ ấy như một nét gì đó rất riêng của trường TH Sơn Lộc”.

Hình ảnh cây kơ nia đã in sâu vào tiềm thức của các thế hệ học sinh.

Đến tận bây giờ vẫn chưa ai biết rõ 4 cây Kơ nia trong khuôn viên trường Tiểu học Sơn Lộc có từ bao giờ, chỉ theo các vị cao niên trong làng thì khi họ lớn lên cây đã có rồi. Và rồi, 4 cây ấy đã cùng trải qua bao thăng trầm với người dân địa phương như một người bạn thân hữu. Mong rằng, sau này các thế hệ người dân xã Sơn Lộc và các em học sinh dưới mái trường Tiểu học Sơn Lộc luôn biết trân quý và bảo vệ và nuôi dưỡng những giá trị tinh thần của 4 cây Kơ nia này.

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam chủ trì, Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường được giao triển khai thực hiện. Cuộc thi được phát động triển khai từ tháng 3/2024 đến hết tháng 9/2024. Trong số hơn 400 tác phẩm tham gia cuộc thi, Hội đồng giám khảo đã lựa chọn 25 tác phẩm tốt nhất, phù hợp nhất để công bố, trao giải. Lễ công bố, trao giải được tổ chức ngày 26/11/2024 tại Hà Nội.

 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline