Hotline: 0941068156

Thứ tư, 30/04/2025 05:04

Tin nóng

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 30/04/2025

[Cây Di sản Việt Nam] Bảo tồn, nhân giống loài Vân sam Fansipan

Thứ bảy, 11/02/2023 19:02

TMO - Dãy núi Hoàng Liên Sơn là nơi chứa đựng hệ động, thực vật vô cùng phong phú. Theo đánh giá của các nhà khoa học, Vườn quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa, Lào Cai) là một trong những trung tâm đa dạng sinh vật vào bậc nhất của Việt Nam, đặc biệt là hệ thực vật rừng.

Vân sam Fansipan (Abies delavayi subsp. fansipanensis) thuộc họ Thông (Pinaceae) là loài thực vật đặc hữu, không những quý, hiếm và độc đáo ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Cây được xếp vào nhóm IA (nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại) trong Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ, được đánh giá là cực kỳ nguy cấp (CR) trong danh lục đỏ thế giới (IUCN) năm 2014.

Tại Việt Nam, loài Vân sam Fansipan chỉ phân bố ở độ cao khoảng 2.600 đến 2.800 m ven đỉnh núi Fansipan. Quần thể này hiện đang đối mặt với nguy cơ suy thoái và ngày càng thu hẹp do biến đổi khí hậu, môi trường sống và sinh cảnh bị tác động.

Đặc biệt, vấn đề tái sinh tự nhiên của loài Vân sam Fansipan rất kém dẫn đến suy thoái loài cao, số lượng cây ngoài tự nhiên ngày càng giảm. Việc không phát hiện được cá thể Vân sam Phan Si Păng tái sinh tự nhiên trong nhiều năm liền đang là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của sự suy thoái loài. Qua điều tra đã phát hiện ra một loại sâu ăn hạt, hầu hết hạt Vân sam Fansipan thu được đều phát hiện loại sâu này. Do đó, đặt ra yêu cầu cần có những biện pháp cấp bách để bảo tồn loài trước nguy cơ tuyệt chủng đang dần hiện hữu.

GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (ông là người duy nhất tại Việt Nam được quốc tế công nhận Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN) cho hay, ngoài phương pháp chăm sóc một cách khoa học để duy trì sự sống của cây vân sam, rất cần nghiên cứu nhân giống loài cây quý hiếm này. Ông cho biết, sẵn sàng phối hợp với địa phương để nghiên cứu triển khai ở tầm quy mô.

Được biết, thời gian gần đây, Vườn quốc gia Hoàng Liên đã tổ chức các đợt đi thực địa điều tra về hiện trạng loài, thu thập nón Vân sam Fansipan, thử nghiệm nhân giống phục vụ công tác bảo tồn và bước đầu đã có tín hiệu khả quan.

Theo Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên, do Vân sam Fansipan là loài rất quý hiếm, cực kỳ nguy cấp (trong danh mục đỏ của thế giới) và đã được công nhận là Cây Di sản nên công tác bảo vệ được triển khai rất nghiêm ngặt. Đơn vị thường xuyên tổ chức các đợt tuần tra, lập chốt bảo vệ nhằm tránh bị kẻ xấu phá hoại (chặt cành, cây mang đi bán).

Ngày 5/11/2014, Quần thể cây Vân sam Fansipan trong Vườn quốc gia Hoàng Liên được Trung ương Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Trong ảnh, GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh (thứ 3 từ trái sang), Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tới dự và trao bằng công nhận).

 

 

Phạm Dung – Minh Hoài

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline