Hotline: 0941068156

Thứ hai, 25/11/2024 12:11

Tin nóng

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Thứ hai, 25/11/2024

Cây Di sản ở Trường Sa (Khánh Hoà)

Thứ tư, 25/01/2023 21:01

TMO - Giữa biển cả Trường Sa mênh mông, gió bão khắc nghiệt, sắc xanh của cây cối vẫn ngập tràn, dáng vẻ vẫn hiên ngang, kiêu hãnh. Nhiều cây trong số đó đã được công nhận là cây di sản của Việt Nam. Bảo vệ cây xanh, cây di sản cũng chính là bảo vệ cột mốc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Ở Trường Sa có những loài cây trở thành biểu tượng bất diệt cho tinh thần bất khuất, kiên cường của người lính nơi đảo xa. Dường như mỗi đảo có loài cây đặc trưng riêng, chẳng hạn như cây phong ba ở đảo Song Tử Tây, cây bàng vuông đảo Sơn Ca hay dừa đảo Nam Yết. Cây xanh không chỉ tô điểm vẻ đẹp cho đảo mà còn chắn gió biển, bão cát, bảo vệ cuộc sống cho các chiến sĩ.

Nhìn rộng ra, cây xanh tại Trường Sa cũng góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền. Chính vì lẽ đó, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã chọn lựa những cây tiêu biểu, đủ điều kiện để công nhận Cây Di sản, mặc dù nếu so sánh về tuổi đời thì những Cây Di sản tại Trường Sa không “già” như những Cây Di sản trên đất liền đã được công nhận.

Cán bộ, chiến sỹ trên đảo Nam Yết duyệt đội ngũ đi qua dưới tán cây bàng vuông - Cây Di Sản

Theo tìm hiểu, vào những ngày đầu sau giải phóng (1975), Trường Sa chỉ toàn cát, sỏi đá và lớp phân chim mỏng nên rất ít cây cỏ sống được. Các chiến sĩ trên đảo Song Tử Tây kể lại rằng, gần như tất cả các đảo đều không có một bóng cây lớn nào. Năm 1978, một buổi sớm trên đường tuần tra, các chiến sĩ trẻ phát hiện mép đảo có một bụi cây, lá như lá mít, có khía trắng, thân mềm, vững vàng trước gió và những đợt sóng vỗ bờ. Trên một hòn đảo nắng rát, nhìn thấy một cành cây ngọn cỏ đã là niềm vui. Vậy nên các chiến sĩ đã đem bụi cây đó về trồng. Thế rồi mầm xanh ấy vươn cao giữa hoàn cảnh sống khắc nghiệt, chỉ có cát cháy, sỏi đá và nước biển mặn chát.

Sau đó, các chiến sĩ đã tỉa cây ra trồng khắp đảo. Loài cây này như được sinh ra để sống trong môi trường biển, cây sinh trưởng tốt, được nhân rộng ra trồng khắp các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Do có sức sống dẻo dai nên cái tên cây phong ba cũng ra đời từ đó. Cùng với phong ba, bàng vuông cũng là loài cây đặc hữu của Trường Sa. Đặc hữu ở chỗ, dù gió biển mặn mòi nhưng cây vẫn nở hoa trắng phớt hồng rất đẹp mắt, quả có hình vuông. Nhiều người đã thử mang giống cây này về đất liền để trồng nhưng cây rất hiếm nở hoa, kết quả. Ngoài ra, khắp các đảo nổi của Trường Sa hiện có hàng nghìn các loại cây mù u, dừa, phi lao…

Trên đảo Song Tử Tây, hòn đảo lớn nhất phía bắc quần đảo Trường Sa, có một cây phong ba già nhất, lớn nhất, vững chãi đứng phía sau toà nhà trung tâm của đảo. Cây này đã được trao danh hiệu cây di sản năm 2014. Với hơn 30 năm tuổi đời, cây phong ba này đã chứng kiến nhiều kỷ niệm của những người lính đảo Trường Sa. Những người lính trẻ ở đây cho biết, khi mới ra đảo, cây còn nhỏ, tán hẹp, nhưng đến giờ, cây đã cao vượt tòa nhà hai tầng, tỏa bóng mát sum suê một góc đảo. Qua nhiều trận mưa bão, tán cây nhiều lần bị gió giật ngả nghiêng nhưng rồi vẫn đứng vững vàng, chưa từng bị gục ngã. Với sức sống ấy, cây phong ba xứng đáng là biểu tượng cho những người lính Trường Sa. Những người lính trên đảo coi nó như một người bạn tâm giao, hằng ngày làm việc, sinh hoạt, giải trí dưới bóng mát của cây. Cũng chính dưới bóng Cây Di sản này đã chứng kiến cuộc hội ngộ của hai cha con, hai người đồng chí cùng thực hiện nhiệm vụ trên đảo Song Tử Tây.

Các chiến sỹ chăm sóc, don dẹp vệ sinh môi trường quanh Cây Di sản. 

Dưới bóng Cây Di sản này, đã có biết bao thế hệ chiến sĩ đến bảo vệ hòn đảo thiêng liêng và nói lời chào tạm biệt. “Lớp cha trước, lớp con sau. Đã thành đồng chí chung câu quân hành”. Cây phong ba thì vẫn vậy. Vẫn hiên ngang và cao cả, chở che cho các thế hệ chiến sĩ. Năm này qua năm khác, thân cây ngày càng cao, tán cây ngày càng lớn. Dưới gốc cây, biết bao cây phong ba nhỏ đã và đang mọc lên. Những mầm xanh không dễ bị gió biển mặn mòi vùi dập, cũng như sức sống của những con người nơi đây. Đi khắp đảo Song Tử Tây, có thể thấy phong ba tràn ngập bốn bề đảo, bởi vậy đây được coi là một trong những đảo có nhiều cây phong ba nhất. Cây phong ba di sản trên đảo này đã hơn 30 tuổi. Có lẽ không bao lâu nữa, sẽ có thật nhiều những cây phong ba khác được trở thành Cây Di sản quý của Song Tử Tây.

Còn trên đảo Sơn Ca, các chiến sĩ thường quây quần đọc sách, chơi đùa dưới bóng cây mù u cổ thụ. Đây là loài cây đặc trưng của vùng sông nước Tây Nam Bộ nhưng lại sống rất khỏe trên đảo Sơn Ca. Tán cây lớn, che mát một góc đảo. Đến nay cây cũng đã hơn 30 năm tuổi và cũng được công nhận Cây Di sản Việt Nam. Cùng với cây phong ba di sản trên đảo Song Tử Tây, cây mù u trên đảo Sơn Ca, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam còn trao danh hiệu Cây Di sản cho 1 cây mù u khác trên đảo Sinh Tồn và 1 cây bàng vuông trên đảo Nam Yết.

Ông Lê Đình Hải, Chủ tịch UBND huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa khẳng định: các Cây Di sản trên quần đảo Trường Sa đã sinh trưởng, phát triển và trụ vững hàng trăm năm nay. Để gìn giữ, bảo tồn Cây Di sản, chúng tôi thường xuyên chăm sóc, cắt tỉa để cây ngày càng xanh tốt, vững vàng trước sóng gió, góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam ta trên quần đảo Trường Sa.

Giây phút nghỉ ngơi, các chiến sĩ ngồi chơi đàn, ca hát dưới tán Cây Di sản.

Gắn liền với lịch sử khai phá, phát triển của người dân Việt Nam trên quần đảo Trường Sa, các Cây Di sản không chỉ có giá trị đặc biệt về lịch sử, khoa học, văn hóa, giáo dục truyền thống mà còn là minh chứng cho sự có mặt liên tục của người Việt trên quần đảo Trường Sa từ rất sớm. Đây là mắt xích của lịch sử xâu chuỗi, liên kết quá trình khai hoang, mở mang bờ cõi của những thế hệ tiền nhân để lại cho con cháu sau này. Cùng với thảm cây xanh trên đảo, Cây Di sản mang đến bóng mát, chắn gió, sóng biển và là nơi cán bộ, chiến sĩ vui chơi, nghỉ ngơi sau những giờ học tập, huấn luyện. Giữa muôn trùng sóng gió, màu xanh của cây lá như làm dịu đi sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Sức sống bất diệt, trường tồn của các cây cổ thụ trên đảo chính là di sản, là sợi dây kết nối mà các thế hệ cha ông đi mở cõi đã để lại cho đời đời con cháu Việt Nam hôm nay và mai sau.

Ngày 5/6/2020, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã cấp Bằng công nhận 4 cây trên đảo Trường Sa (một cây phong ba trên đảo Song Tử Tây, hai cây mù u trên đảo Sơn Ca, và một cây bàng vuông 8 nhánh trên đảo Nam Yết) là Cây Di sản Việt Nam. Trong số 4 cây, ngoài cây mù u trên đảo Sinh Tồn có tuổi đời 100 năm, tất cả các cây còn lại đều có tuổi đời hơn 300 năm. Theo GS. TSKH Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, việc công nhận và cấp bằng cho 4 Cây Di sản ở Trường Sa không chỉ khẳng định ý nghĩa bảo tồn thiên nhiên, văn hóa, giáo dục truyền thống và sự có mặt của người Việt trên đảo Trường Sa từ rất sớm mà còn minh chứng với thế giới rằng, quần đảo Trường Sa là mảnh đất bất khả xâm phạm của Việt Nam-một đất nước có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán độc lập như những quốc gia khác”.

 

 

Phạm Dung

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline