Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 09:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Cắt tỉa cây xanh đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

Thứ ba, 03/10/2023 07:10

TMO - Trong mùa mưa bão hệ thống cây xanh đô thị luôn tiềm ẩn nguy cơ gãy, đổ, bật gốc, ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, tài sản của người dân và giao thông. Vì vậy, công tác đảm bảo an toàn cho hệ thống cây xanh được UBND thành phố Đà Nẵng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc.  

Năm nay, đối với công tác cắt tỉa cành, nhánh cây xanh, thành phố Đà Nẵng ưu tiên trước đối với các tuyến phố trung tâm đông dân cư và phương tiện tham gia giao thông, các khu vực trường học; các tuyến đường xung yếu, khu vực trống gió, ven biển; các tuyến đường chỉnh trang vỉa hè, hạ tầng ngầm dẫn đến cây xanh có nguy cơ mất ổn định. Thực hiện thí điểm cắt tỉa theo điểm tại các khu vực hút gió (các nhiều tòa nhà cao tầng) và cắt tỉa theo đoạn tại các tuyến đường trống gió, ven sông, ven biển nhằm hạn chế giảm đột ngột bóng mát trong mùa nắng nóng.

UBND thành phố cho phép thí điểm không cắt tỉa cành, nhánh cây xanh để phòng, chống bão trên hơn 20 tuyến đường, khu vực vùng ven, có mật độ dân cư và lưu thông thưa thớt (vẫn thực hiện cắt tỉa cành, nhánh trong công tác duy trì thường xuyên hệ thống cây xanh). các đơn vị, địa phương đã được phân cấp, đang triển khai, thực hiện kế hoạch ứng phó và khắc phục hậu quả của bão đối với hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố năm 2023 theo Quyết định số 1723/QĐ-UBND ngày 17-8-2023 của UBND thành phố.

UBND thành phố yêu cầu các địa phương, đơn vị triển khai cắt tỉa cây xanh theo điểm, cụm để hạn chế giảm đột ngột mật độ che phủ cây xanh. Ảnh: HH. 

Tại quận Sơn Trà, địa phương này ưu tiên cắt tỉa các cây ở khu vực hút gió như các giao lộ có nhiều tòa nhà cao tầng và các tuyến đường trống gió ven biển, ven sông nhằm hạn chế giảm đột ngột bóng mát trong mùa nắng nóng. Việc cắt tỉa, chống dựng cây xanh có nguy cơ gãy đổ phải hoàn thành trước ngày 15-10 nhằm bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão. Bên cạnh đó, quận vận động nhân dân trên địa bàn phối hợp các đơn vị có trách nhiệm thực hiện công tác phòng chống bão đối với hệ thống cây xanh đô thị tại nơi cư  trú. UBND các phường sẽ chủ trì việc cắt tỉa, chống dựng cây xanh tại các tuyến đường quy hoạch có mặt cắt lòng đường nhỏ hơn 5,5m, đường kiệt, hẻm trong các khu dân cư chỉnh trang, khu chưa có quy hoạch.

Theo kế hoạch tổ chức phòng, chống và khắc phục mưa bão đối với hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn quận năm 2023, từ đầu tháng 9, UBND quận Liên Chiểu yêu cầu Phòng Quản lý đô thị sớm triển khai phương án cắt tỉa, hạ độ cao, thay thế cây sâu bệnh, mục rỗng... Theo phân cấp quản lý, phòng đã tiến hành rà soát, thống kê lại số lượng cây xanh cần cắt tỉa, thay thế trên các tuyến đường rộng ≤ 7,5m. Trong đó, ưu tiên cắt tỉa, chống dựng cây có nguy cơ ngã đổ, ảnh hưởng hệ thống điện, nước. Đồng thời, chủ động phối hợp các đơn vị liên quan ưu tiên cắt tỉa các tuyến đường trung tâm, đông dân cư và phương tiện tham gia giao thông, các tuyến đường biển xung yếu, các khu vực trường học, trống gió... trong tháng 9, quận cắt tỉa theo quy định: cây có dấu hiệu mất an toàn, cắt tỉa không quá 35% diện tích tán lá; cây phát triển bình thường cắt tỉa không quá 25% diện tích tán lá.

Trong quá trình triển khai, quận sẽ theo sát, phối hợp nhằm tránh hiện tượng cắt trụi tán lá dẫn đến mất mỹ quan đô thị, mất khả năng che mát. UBND quận yêu cầu UBND các phường tiến hành rà soát, kịp thời phát hiện trường hợp đốn hạ trái phép cây xanh, cây có nguy cơ ngã đổ. Đặc biệt, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân tham gia chống dựng, cắt tỉa cây xanh trong khuôn viên, nhà ở và cây xanh công cộng trên các tuyến đường có bề rộng mặt đường ≤ 7,5m, kiệt, hẻm. 

Quận Hải Châu ưu tiên cắt tỉa các tuyến phố trung tâm có mật độ dân cư và phương tiện tham gia giao thông đông đúc, các khu vực trường học và các khu vực trống gió, nhất là các tuyến đường chỉnh trang vỉa hè, hạ tầng ngầm. Đặc biệt là một số loài cây dễ gãy đổ như phượng vỹ, muồng tím, lim xẹt, xà cừ, bàng ta, bàng Đài Loan… Những cây có dấu hiệu mất an toàn cho phép cắt tỉa không quá 35% diện tích tán lá, các loài cây còn lại có thể cắt tỉa không quá 25% diện tích tán lá. Quận thực hiện thí điểm không cắt tỉa ứng phó bão đối với cây xanh tại các tuyến đường thưa dân cư, mật độ lưu thông thấp.

Công tác cắt tỉa cây xanh năm nay vừa bảo đảm bóng mát trong điều kiện nắng nóng, vừa hạn chế tình trạng mất an toàn cho cây khi có gió bão. 

Trong công tác khắc phục bão đối với cây xanh công cộng cần triển khai các công việc: Thống kê, tổng hợp, báo cáo nhanh tình hình thiệt hại; Hướng dẫn, thông tin, thông báo; Bảo vệ, chống mất cắp cây xanh bị ngã đổ; Lập kế hoạch xử lý cụ thể; Tổng hợp kinh phí khắc phục, báo cáo.

UBND thành phố giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát nhanh, thống kê khối lượng cây xanh bị ảnh hưởng do bão (ngã, nghiêng, toét cành,...) và lập dự toán kinh phí khắc phục hậu quả, báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định; Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì kiểm tra, đôn đốc công tác dọn dẹp rác cây xanh ngã đổ, đảm bảo kịp thời, tránh tình trạng ứ đọng gây ô nhiễm môi trường...

UBND các quận, huyện; các chủ đầu tư, điều hành dự án, Công ty Công viên - Cây xanh Đà Nẵng chủ trì triển khai công tác khắc phục bão theo các khu vực, tuyến đường; Khảo sát, đề xuất vị trí tập kết tạm cành lá cây xanh sau khi cắt tỉa khi có yêu cầu khẩn cấp và thời gian xúc dọn, vận chuyển xử lý nhằm đảm bảo tiến độ, mỹ quan đô thị.

Thực tế, trong môi trường đô thị, không gian sống của cây xanh bị thu hẹp, dễ bị xâm hại. Vì vậy, nhiều cây phát triển cong queo, lệch tán, nghiêng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Đặc biệt, hiện tượng đảo nhiệt và hút gió bởi bê tông, nhà cao tầng tạo ra những trận lốc xoáy rất khó lường, làm gãy, đổ cây. Trong năm 2023, các chuyên gia khí tượng dự báo năm nay sẽ xảy ra hiện tượng El Nino khiến nhiệt độ tăng cao, do đó các cơn bão cũng bất thường hơn và khó đoán định hơn, vì vậy cần đặc biệt chú ý công tác bảo đảm an toàn hệ thống cây xanh trên địa bàn. 

Các cây ưu tiên cắt sửa là những cây có đường kính, chiều cao lớn, cây nặng tán, lệch tán, cành vươn, dễ bị gãy, đổ khi gặp mưa, bão. Trường hợp cây nguy hiểm, cây sâu, mục, chết khô có khả năng gãy đổ đột ngột, cây có dấu hiệu bị xâm hại sẽ được xử lý ngay. Việc cắt tỉa cây bóng mát bảo đảm yêu cầu nâng cao vòm lá để bảo đảm tầm nhìn, an toàn giao thông; chỉnh hình tán cây bảo đảm cảnh quan; làm thưa tán, hạ độ cao các cây nặng tán, cây có nguy cơ gãy, đổ nhằm phòng, chống thiên tai. 

 

 

Lê Hoàng

 

 

  

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline