Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 06/07/2025 00:07

Tin nóng

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Chủ nhật, 06/07/2025

Cảnh báo tình trạng hồ tiêu xuất khẩu bị nhiễm chất sudan

Thứ năm, 06/03/2025 10:03

TMO - Việc chủ động quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm, thích ứng với các hàng rào kỹ thuật thương mại là yêu cầu bắt buộc để nông sản tỉnh Gia Lai có thể đẩy mạnh xuất khẩu.

Mới đây, một số lô hàng hồ tiêu đen có nguồn gốc từ Gia Lai khi xuất khẩu sang Đài Loan đã bị trả về do nhiễm chất sudan, một chất tạo màu đỏ công nghiệp. Sau khi nhận được thông tin này, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (xã Nam Yang, huyện Đak Đoa)  phối hợp với khách hàng lấy mẫu đưa đi kiểm nghiệm chất lượng, test dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đồng thời gửi  mẫu bao đựng và tấm bạt phơi để kiểm nghiệm để xác định nguyên nhân.

Kết quả cho thấy, mẫu bao tải đỏ do HTX gửi đi kiểm tra bị nhiễm hàm lượng sudan III 2.914 ppm và sudan IV 1.012 ppm (hàm lượng sudan cao), bạt phơi 2 lớp nhiễm sudan IV 0.150 ppm. Hiện nay, thị trường Đài Loan quy định mức giới hạn dư lượng tối đa của chất sudan IV là 0.01 ppm. Nếu vượt mức này trong thực phẩm, lô hàng sẽ bị từ chối nhập. Trong khi đó, tại  thị trường EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, chất sudan IV được xếp vào nhóm phẩm màu công nghiệp và không được phép sử dụng trong thực phẩm. 

Sudan thường được gọi là chất nhuộm màu trong công nghiệp dùng để nhuộm màu đỏ cho plastic và các chất tổng hợp khác. Chất đỏ sudan được thế giới xếp vào nhóm chất nhuộm màu gây độc vì chúng có khả năng gây ung thư do làm tổn thương ADN của tế bào. 

Các hộ dân được khuyến cáo dùng bao tải trắng để đựng hồ tiêu sau thu hoạch. Ảnh: VT. 

Trước sự cố trên, HTX đẩy mạnh tuyên truyền, đưa ra cảnh báo đến các thành viên và người trồng hồ tiêu trên địa bàn từ vụ thu hoạch này phải đổi qua bao tải và bạt màu trắng hoặc màu xanh để đảm bảo an toàn. Riêng đối với hồ tiêu hữu cơ phải dùng bao tải trắng và bạt trắng.

Toàn tỉnh Gia Lai hiện có khoảng 7.800 ha hồ tiêu, trong đó, diện tích đang kinh doanh là hơn 6.677 ha. Diện tích hồ tiêu tập trung chủ yếu tại các huyện như: Chư Sê, Chư Pưh, Đak Đoa, Chư Prông. Hiện nay, nhiều vùng trồng hồ tiêu trong tỉnh bắt đầu bước vào thu hoạch rộ. Trước thông tin cảnh báo về các lô hàng xuất khẩu sang Đài Loan bị nhiễm chất sudan, người trồng hồ tiêu đã chủ động đổi sang các loại bạt phơi và bao đựng đảm bảo chất lượng.

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai, thời gian qua, Sở nhận được các cảnh báo về việc nông sản của một số doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh xuất khẩu đi một số thị trường như Nga, Đài Loan vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Trong đó, sản phẩm cà phê nhân xanh phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Cypermethrin; sản phẩm chuối phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Thiamethoxam và Clothianidin; sản phẩm hồ tiêu phát hiện chất tạo màu Sudan.

Sở đã tiến hành truy xuất nguồn gốc và có các biện pháp ngăn chặn theo đúng quy định của pháp luật. Việc nhận các cảnh báo vi phạm quy định của nước nhập khẩu phần nào làm ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu nông sản của Việt Nam nói chung, Gia Lai nói riêng trên thị trường quốc tế.

Các địa phương cần tăng cường kiểm soát chất lượng trong thu gom, sơ chế, chế biến nông sản đặc biệt là cà phê, hồ tiêu. Ảnh: LN. 

Nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm nông nghiệp hướng đến thị trường xuất khẩu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường) ban hành Công văn số 391/SNNPTNT-QLCLNLSTS cảnh báo vi phạm quy định về an toàn thực phẩm các nước nhập khẩu.

Theo đó, Sở đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuyên truyền, phổ biến, cập nhật các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu; tăng cường các biện pháp quản lý sử dụng vật tư nông nghiệp, giám sát các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất ban đầu, cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến trên địa bàn quản lý. 

Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông-lâm-thủy sản trên địa bàn tỉnh cần thực hiện tốt việc liên kết sản xuất, tổ chức sản xuất theo các tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, Rainforest Alliance, Organic, HACCP, ISO...; chủ động tìm hiểu, nắm bắt các yêu cầu của thị trường; tuyệt đối không sử dụng các hóa chất cấm, hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, tránh tình trạng nông sản xuất khẩu bị trả về hoặc bị tiêu hủy do không đáp ứng quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm.

Toàn tỉnh có khoảng 256.000 ha cây trồng các loại sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C, Organic, Rainforest Alliance, FLO (chiếm khoảng 43% tổng diện tích gieo trồng); trong đó có gần 60.000 ha cây trồng được chứng nhận sản xuất theo các tiêu chuẩn trên cho các sản phẩm cà phê, hồ tiêu, chè, rau, củ, trái cây, lúa…

Hiện nay, nông sản của Gia Lai đã xuất khẩu đến gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên, muốn xuất khẩu các thị trường trên thế giới thì việc đạt các tiêu chuẩn gắn với truy xuất nguồn gốc để minh bạch sản xuất là rất cần thiết nhằm đáp ứng được yêu cầu của các nước nhập khẩu. Bên cạnh sản xuất theo các tiêu chuẩn, tỉnh cũng nỗ lực xây dựng mã số vùng trồng để đẩy mạnh xuất khẩu. 

 

 

Hồng Hạnh

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline