Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 08/09/2024 08:09

Tin nóng

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

TP. HCM cần phát huy cơ chế, chính sách đặc thù với tinh thần 6 "tiên phong"

Quyết liệt thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm Đại hội VIII của Đảng đề ra

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bám sát định hướng, tăng tốc hoàn thành mục tiêu kinh tế-xã hội

Chủ nhật, 08/09/2024

Cảnh báo sớm để giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai vùng hạ du

Thứ năm, 13/06/2024 08:06

TMO - UBND tỉnh Bắc Kạn yêu cầu đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi Bắc Kạn, UBND các huyện, thành phố chủ động kiểm tra, rà soát, có biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa thủy lợi, thực hiện vận hành hồ chứa theo đúng quy trình, cảnh báo sớm người dân vùng hạ du khi có nguy cơ xảy ra sự cố. 

Địa hình của tỉnh Bắc Kạn chủ yếu là đồi núi cao, độ dốc lớn, chia cắt, địa chất phức tạp. Bên cạnh đó, nhiều sông, suối, mùa mưa thường xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của Nhân dân. Nhiều hồ chứa thủy lợi, thủy điện, khu khai thác khoáng sản, đường giao thông... được xây dựng để phát triển kinh tế - xã hội và phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh, song cũng làm gia tăng rủi ro thiên tai, nhất là lũ quét, sạt lở đất.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn xảy ra 3 đợt rét kéo dài, kèm mưa nhỏ, mưa phùn và 8 đợt mưa vừa đến mưa to kèm dông lốc, gió giật mạnh, gây ra lũ, lụt, sạt lở đất, tốc mái nhà… Thiên tai đã làm 3 người thiệt mạng; hơn 2.100 ngôi nhà bị thiệt hại do sạt lở đất, đá, tốc mái; 590 ha lúa, ngô, hoa màu và cây lâm nghiệp bị ảnh hưởng; hàng trăm con gia súc, gia cầm bị chết. Nhiều công trình thủy lợi bị hư hỏng. Nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở. Ước tính tổng thiệt hại về tài sản và hoa màu lên đến hàng chục tỷ đồng...

Trước tình hình trên, UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành công điện số 02/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ và chủ động ứng phó thiên tai, gửi hỏa tốc tới các sở, ban, ngành, đoàn thể, thành viên Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố. 

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý, khai thác công trình thủy lợi Bắc Kạn và UBND các huyện, thành phố chủ động kiểm tra, rà soát, có biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa thủy lợi, thực hiện vận hành hồ chứa theo đúng quy trình, cảnh báo sớm người dân vùng hạ du khi có nguy cơ xảy ra sự cố. Đặc biệt đối với hồ thủy lợi xung yếu, yêu cầu bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý tình huống, không để xảy ra lũ nhân tạo, lũ quét do ảnh hưởng của hồ đập.

UBND tỉnh Bắc Kạn yêu cầu các đơn vị liên quan đảm bảo an toàn các hồ chứa thủy lợi, cảnh báo sớm người dân vùng hạ du khi có nguy cơ xảy ra sự cố. 

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh theo dõi chặt chẽ tình hình sự cố, thiên tai, chủ động chỉ đạo, điều phối, hỗ trợ triển khai công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn kịp thời, hiệu quả khi có tình huống theo đề nghị của địa phương. Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo, hướng dẫn công tác tổ chức giao thông và bảo đảm an toàn giao thông tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, kịp thời khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt, nhất là trên trục giao thông chính.

Các Sở Công Thương, Điện lực chủ động chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn đối với lực lượng và công trình thuộc lĩnh vực quản lý của ngành, nhất là hồ đập thủy điện, hệ thống cung cấp, truyền tải điện. Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát và xử lý nghiêm việc khai thác, tập kết khoáng sản trái phép theo đúng quy định của pháp luật để giảm nguy cơ rủi ro thiên tai, hạn chế xảy ra sạt lở, lũ quét, ngập úng.

Là Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy về Phòng chống thiên tai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai, chủ động chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao...

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố không được lơ là, chủ quan, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục nhanh nhất hậu quả đợt mưa lũ vừa qua, sớm ổn định lại đời sống cho người dân. Cùng với đó, chủ động triển khai biện pháp ứng phó thiên tai theo Công điện số 02/CĐ-UBND ngày 9/8/2023 về tập trung phòng, chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, sạt lở bờ sông và lũ quét và văn bản số 2256/UBND-NNTNMT ngày 9/4/2024 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 1/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Các địa phương, đơn vị chủ động phương tiện, lực lượng tìm kiếm cứu nạn, tổ chức thăm hỏi gia đình bị thiệt hại nặng do thiên tai; theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó kịp thời, hiệu quả nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, trong đó tiếp tục tổ chức rà soát, di dời, sơ tán ngay người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu.

Ngành chức năng, các địa phương bố trí lực lượng kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện qua ngầm tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở, không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ, sớm khôi phục sản xuất, ổn định đời sống sau thiên tai.

Toàn tỉnh Bắc Kạn hiện có 2.145 công trình thủy lợi, trong đó có 34 hồ chứa. Hầu hết các hồ, đập thủy lợi, kênh, mương ở địa phương này có tuổi đời hơn 20 năm, có những hồ chứa xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ trước. Cùng với sự tác động của thời tiết, nhiều hạng mục công trình bị hư hỏng, xuống cấp, hiện tượng thấm qua thân đập khá phổ biến; cống lấy nước bị hư hỏng, mất an toàn trong vận hành, mất khả năng điều tiết nước, không có hành lang kiểm tra; tràn xả lũ không được gia cố, không đảm bảo thoát lũ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra sự cố. Nhiều công trình hồ chứa còn bị lấn chiếm, sử dụng hành lang công trình trái phép, gây khó khăn cho công tác quản lý, vận hành an toàn công trình nhất trong mùa mưa lũ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Kạn cho biết, ngành Nông nghiệp đã  kiến nghị UBND tỉnh cho chủ trương xây dựng Kế hoạch nâng cao năng lực quản lý, bảo đảm an toàn và hiệu quả các công trình thủy lợi giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030. Hiện có khoảng 258 công trình, gồm: 11 hồ chứa, 247 đập dâng, kênh, mương cần sửa chữa với kinh phí hơn 206 tỷ đồng. Để bảo đảm cung cấp nước, tỉnh cũng cần xây mới khoảng 12 hồ chứa, 211 đập dâng và 480km kênh, mương dẫn nước với tổng kinh phí khoảng hơn 1.000 tỷ đồng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn đề xuất, kiến nghị tỉnh đẩy mạnh huy động nguồn vốn từ Trung ương, của tỉnh, lồng ghép các chương trình, dự án, xã hội hóa khai thác, quản lý công trình thủy lợi với mục tiêu huy động vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp, tư nhân. Nguồn vốn của Nhà nước sẽ ưu tiên cho các công trình quy mô lớn và vừa, ở vùng khó khăn.

Đảm bảo an toàn đập, hồ chứa là nhiệm vụ quan trọng được nhấn mạnh triển khai trong mùa mưa lũ. 

Trước mùa mưa lũ năm nay Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các huyện, thành phố, Công ty TNHH MTV Quản lý, khai thác công trình thủy lợi triển khai ngay các biện pháp đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa lũ năm 2024. Trong đó tổ chức rà soát các phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước, phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp để sửa đổi, bổ sung những nội dung không còn phù hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; kiện toàn, phân công trách nhiệm cụ thể đến từng tổ chức, cá nhân liên quan chủ động trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ.

Thực hiện kiểm tra, đánh giá tổng thể an toàn các công trình thuỷ lợi trước mùa mưa, lũ trên địa bàn; hướng dẫn các đơn vị khai thác hồ chứa nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá, lập danh mục công trình thủy lợi, đập, hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp; xây dựng kế hoạch bảo trì, sửa chữa nâng cấp theo quy định, báo cáo UBND tỉnh bố trí kinh phí sửa chữa, khắc phục ngay các công trình, hạng mục công trình bị hư hỏng trước mùa mưa, lũ để tránh xảy ra sự cố mất an toàn cho công trình và vùng hạ du đập.

Kiểm tra công tác đảm bảo an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu; báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý an toàn công trình thủy lợi, trong đó lưu ý xây dựng phương án bảo vệ, phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp, bản đồ ngập lụt hạ du đập, kiểm định an toàn đập, bảo trì, quan trắc công trình, quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng,…; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện dự phòng, bảo đảm ứng phó ngay khi có sự cố xảy ra, bảo đảm thực hiện việc xử lý sự cố công trình theo phương châm “bốn tại chỗ”.

Tổ chức trực ban nghiêm túc trong mùa mưa lũ; theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, mực nước trên các sông, suối, hồ chứa để chủ động có phương án vận hành, điều tiết hồ chứa nước đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du. Bố trí lực lượng đủ năng lực chuyên môn để quản lý, vận hành công trình thủy lợi theo quy định; thường xuyên tổ chức kiểm tra công trình kể cả khi không có mưa, lũ nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ xảy ra sự cố công trình.

 

 

Hồng Thắm 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline