Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/07/2025 09:07

Tin nóng

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Cần quyết tâm và sự đồng hành (Bài 3)

Xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan vụ chặt hạ rừng phòng hộ ven biển

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Chuyên gia Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nói gì? (Bài 2)

‘Nhiều thách thức nhưng mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025 không phải bất khả thi’

Đề xuất điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Thứ sáu, 18/07/2025

Cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh sau mưa lũ

Thứ sáu, 13/06/2025 14:06

TMO - Theo Bộ Y tế, trong và sau bão, mưa lũ, ngập lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh. 

Bộ Y tế cho biết: Mưa lũ, ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người. Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa lụt bão, mưa lũ là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết…

Từ tháng 5/2025 đến nay, tại nhiều khu vực trên cả nước đã xuất hiện nhiều đợt mưa lớn gây ra ngập lụt cục bộ, sạt lở đất, dự báo trong thời gian tới sẽ có các cơn bão và nhiều đợt mưa lớn xảy ra. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh có nguy cơ xảy ra trong và sau lụt bão, mưa lũ, Cục Phòng bệnh, Bộ Y tế đề nghị Giám đốc các Sở Y tế tiếp tục thực hiện nghiêm các công văn của Bộ Y tế về đẩy mạnh phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19 và dịch bệnh mùa mưa bão, chủ động công tác y tế ứng phó với thiên tai, mùa mưa bão năm 2025.

Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị cần tập trung thực hiện các biện pháp dự phòng chủ động để đảm bảo an toàn khi xảy ra mưa lũ, ngập lụt, các biện pháp phòng chống tai nạn, dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường trong mùa bão lũ của các cơ quan y tế và chính quyền. 

(Ảnh minh họa). 

Cùng với đó, tổ chức tuyên truyền, khuyến cáo về biện pháp phòng, chống dịch bệnh trước, trong lụt bão, mưa lũ, bao gồm: Bảo đảm lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi. Tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm. Đối với khu vực bị ngập lụt, sạt lở gây chia cắt, có phương án đảm bảo cung cấp lương thực, thức phẩm, nước uống đảm bảo an toàn. Khuyến khích người dân sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, ăn ngay như lương khô, mỳ gói, nước uống đóng chai.

Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn. Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý xác động vật, gia cầm theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Trường hợp các nguồn cấp nước như giếng khoan, giếng khơi bị ngập úng thì phải được lọc và khử trùng trước khi sử dụng. Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

Cục Phòng bệnh yêu cầu Giám đốc các Sở Y tế tổ chức giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra tại vùng bị bão, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất; thực hiện báo cáo tình hình dịch bệnh về Cục Phòng bệnh theo quy định./.

 

 

Minh Thu

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline