Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 01:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

[Cảnh báo khô hạn] Các địa phương cần ứng phó hiệu quả, kịp thời

Thứ năm, 18/04/2024 19:04

TMO – Nắng nóng đang tiếp tục xảy ra ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên, trong khi đó, thời kỳ cuối tháng 4 và tháng 5, mực nước trên các sông cũng biến đổi chậm. Lưu lượng dòng chảy trên một số sông ở mức thấp hơn từ 15-55% so với trung bình nhiều năm. Do đó, dự báo tình hình khô hạn sẽ tiếp tục kéo dài.

Theo cơ quan Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong khoảng thời gian từ tháng 5-7/2024, tình trạng khô hạn, thiếu nước dự báo sẽ xuất hiện tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, từ Phú Yên đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên. Mùa lũ năm 2024 ở khu vực Bắc Bộ ít có khả năng đến sớm. Từ tháng 5 đến tháng 7, dòng chảy trên các sông và các hồ chứa lớn khu vực Bắc Bộ tiếp tục thiếu hụt so với trung bình nhiều năm. Cụ thể, dòng chảy đến các hồ chứa lớn trên sông Đà thiếu hụt từ 30-40% so với trung bình nhiều năm; dòng chảy đến hồ Thác Bà (sông Chảy) và đến hồ Tuyên Quang (sông Gâm) cũng có khả năng ở mức thiếu hụt từ 20-30%.

Tại khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên, thời kỳ cuối tháng 4 và tháng 5, mực nước trên các sông cũng biến đổi chậm. Lưu lượng dòng chảy trên một số sông ở mức thấp hơn từ 15-55% so với trung bình nhiều năm. Tình trạng khô hạn và thiếu nước sẽ diễn ra tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, từ Phú Yên đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên, đặc biệt tại những nơi ngoài vùng cấp nước của công trình thủy lợi.

Nhiều địa phương công bố tình huống khẩn cấp về hạn, mặn. Ảnh minh họa.

Tại khu vực Nam Bộ, từ nay đến cuối tháng 5, tổng lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mekong về hạ lưu và đồng bằng sông Cửu Long có khả năng thiếu hụt từ 15- 20% so với trung bình nhiều năm. Trong khoảng thời gian tiếp theo (từ tháng 8-10/2024), nguồn nước trên các sông ở khu vực Bắc Bộ tiếp tục ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm. Cụ thể, lượng dòng chảy đến các hồ chứa lớn trên lưu vực sông Đà thiếu hụt từ 30-40%; sông Gâm và sông Chảy thiếu hụt từ 15-30%, lưu vực sông Thao, sông Lô và sông Hồng thiếu hụt từ 40-50%. Tại khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ, cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia dự báo khô hạn có khả năng còn duy trì trong 8/2024.

Nhiều địa phương công bố khẩn cấp hạn mặn

Long An, Cà Mau, Tiền Giang vừa công bố xâm nhập mặn khẩn cấp. Theo đó, với độ mặn từ 1 đến 4 phần nghìn xâm nhập sâu vào hệ thống sông Vàm Cỏ, tỉnh Long An công bố rủi ro thiên tai xâm nhập mặn cấp 4 - độ rủi ro rất lớn. Theo dự báo, độ mặn 4 phần nghìn còn vào sâu hai sông nói trên khoảng 90-110 km trong thời gian tới. Mùa hạn năm 2024, Long An có hơn 20.000 người dân tại các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ bị thiếu nước sinh hoạt. Trước đó, tỉnh Tiền Giang và Cà Mau cũng công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, xâm nhập mặn.

Đợt khô hạn, xâm nhập mặn năm nay ở miền Tây không gay gắt như năm 2016 và 2020. Tuy nhiên lại kéo dài ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của người dân. Hàng chục nghìn hộ dân thiếu nước, nhiều diện tích cây trồng khô hạn. Theo các chuyên gia, các khu vực khó khăn về nguồn nước sinh hoạt cần triển khai giải pháp phục vụ cấp, trữ nước và xử lý nước cho các hộ gia đình. Cụ thể, thiết lập các điểm cấp nước tập trung, hỗ trợ dụng cụ chứa, bồn chứa, hóa chất xử lý nước, vận chuyển nước ngọt từ nơi khác đến...; mở rộng mạng đường ống cấp nước các công trình hiện có để đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân, tuyệt đối không để người dân thiếu nước sinh hoạt.

Các địa phương cũng chỉ đạo tập trung rà soát các tuyến giao thông ven sông, kênh, rạch có nguy cơ sạt lở, sụt lún, để lắp đặt các biển cảnh báo, triển khai các biện pháp phù hợp nhằm giảm tối đa thiệt hại. Huy động nhân dân tham gia phòng, chống thiệt hại do sụt lún, sạt lở đất và khắc phục những vị trí có nguy cơ đe dọa an toàn của người và phương tiện trong quá trình lưu thông đồng thời rà soát, cập nhật kế hoạch, phương án sản xuất phù hợp với diễn biến thời tiết.

 

 

MỸ KIM

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline