Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 16:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Cần ngặn chặn vấn nạn phá rừng

Thứ hai, 20/03/2023 19:03

TMO – Giới chuyên gia cảnh báo, nạn phá rừng trên diện rộng gây gián đoạn vòng tuần hoàn của nước. Điều này khiến lượng mưa tại lưu vực sông Congo có thể giảm tới 10% vào cuối thế kỷ này.

Theo các chuyên gia, lưu vực sông Congo đang đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng khi lượng mưa tại đây có thể giảm tới 10% vào cuối thế kỷ này do tốc độ phá rừng tăng nhanh. Rừng xanh đang kêu cứu trước nạn phá rừng bừa bãi và tác động của biến đổi khí hậu, đẩy nhiều loài động, thực vật quý hiếm vào nguy cơ tuyệt chủng. Nạn chặt phá rừng là một trong những nguyên nhân hàng đầu phá hủy cuộc sống của cộng đồng dân cư và làm mất đa dạng sinh học trên Trái đất.

Cụ thể, trong số khoảng 500 doanh nghiệp và tổ chức tài chính có ảnh hưởng lớn nhất đến nạn phá rừng nhiệt đới. Trong đó có tới 201 doanh nghiệp không đưa ra bất kỳ chính sách chống phá rừng nào. Tầm quan trọng của việc phát triển và bảo vệ rừng từ lâu đã được thế giới quan tâm. Hồi tháng 12/2022, tại Hội nghị lần thứ 15 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP15) ở thành phố Montreal của Canada, các quốc gia đạt được thỏa thuận lịch sử nhằm bảo vệ 30% diện tích đất và biển của thế giới vào năm 2030.

(Ảnh minh hoạ. Nguồn: IC)

Dù nhận thức chung về tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng đã được nâng cao song trên thực tế, nạn phá rừng vẫn xảy ra phổ biến. Các nhà khoa học cảnh báo, hơn một phần ba diện tích rừng nhiệt đới Amazon bị suy thoái do hoạt động của con người và hạn hán. Từ rừng Amazon đến các khu rừng của châu Phi và Đông Nam Á, nạn chặt phá rừng trên diện rộng có nguy cơ khiến lượng mưa giảm trên khắp vùng khí hậu nhiệt đới.

Giới chuyên gia cảnh báo, nạn phá rừng trên diện rộng gây gián đoạn vòng tuần hoàn của nước. Điều này khiến lượng mưa giảm đáng kể. Theo một nghiên cứu, lượng mưa tại lưu vực sông Congo có khả năng giảm tới 10% vào cuối thế kỷ này. Biến đổi khí hậu khiến các đợt sóng nhiệt trở nên khắc nghiệt và thường xuyên hơn, từ đó làm gia tăng các vụ cháy rừng. Một vụ hỏa hoạn xảy ra mới đây ở miền đông Cuba đã thiêu rụi gần 3.600ha rừng thông, đồng cỏ và cây cà-phê của nước này.

Sông Congo từng được gọi là sông Zaire từ năm 1971 – 1997, sau này được đặt theo tên nước Cộng hòa Congo ở Trung Phi. Sông có chiều dài 4.700 km, là một trong những con sông có lưu vực và lưu lượng nước lớn nhất thế giới. Mỗi giây có tới hơn 35.000 m3 nước đổ ra Đại Tây Dương, tương đương lượng nước của hơn 13 bể bơi tiêu chuẩn Olympic. Dòng sông rất sâu, do đó không thể đo đạc độ sâu chính xác của dòng sông này. Đây là một con sông có tiềm năng thủy điện lớn nhất ở châu Phi. Các nhà khoa học tính toán rằng toàn bộ lưu vực sông Congo chiếm 30% tiềm năng thủy điện trên thế giới. Tiềm năng này có thể cung cấp đủ lượng điện cho tất cả những khu vực hạ Sahara.

 

 

Lan Hương

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline