Hotline: 0941068156
Thứ hai, 20/01/2025 02:01
Thứ năm, 15/06/2023 19:06
TMO – Cơ chế chính sách đã có, tuy nhiên các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cần liên kết, chủ động phối hợp chặt chẽ trong xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Theo các chuyên gia, nhiều địa phương trong khu vực ĐBSCL chưa xong quy hoạch tỉnh, đây cũng là cơ hội để các tỉnh ngồi lại và chia sẻ chi tiết quy hoạch để kết nối xây dựng Quy hoạch vùng và có cam kết theo trục để cùng phối hợp chi tiết hóa bởi Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, triển khai nhiều giải pháp để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội Vùng ĐBSCL trở thành trung tâm kinh tế năng động và hiệu quả trong cả nước.
Việc phát triển nền kinh tế khu vực ĐBSCL phù hợp với mục tiêu kinh tế, chính trị xã hội, an ninh quốc phòng đã được đề ra tại Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 78/NQ-CP ngày 18/6/2022 của Chính phủ là những nhiệm vụ rất khó khăn, nhưng rất quan trọng và cần thiết, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt giữa các cơ quan trung ương, Bộ, ngành và địa phương.
Các tuyến đường cao tốc giúp tăng kết nối Vùng.
Để thúc đẩy phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị nói chung và hạ tầng kỹ thuật đô thị Vùng ĐBSCL nói riêng thì cần sự chung tay của toàn hệ thống, cần những năng lực tư duy mới, cách tiếp cận phát triển mới cần tăng cường năng lực chống chịu nguồn lực để bảo vệ đất nước và an toàn cuộc sống. Trong đó, ưu tiên bậc nhất: Để giữ đất, giữ nước và để “thuận thiên”. Nguồn lực tiếp tục nuôi dưỡng cấu trúc kinh tế xã hội hiện có, để tiếp tục tiến lên. Đặc biệt, xây dựng hạ tầng tính đến bảo tồn để ĐBSCL phát triển bền vững, xứng tầm. Từ đó, hình thành các hành lang kinh tế và chuỗi đô thị động lực.
Theo thống kê, các bộ, ngành và 13 địa phương khu vực ĐBSCL đã xây dựng 16 đề xuất dự án, với tổng đầu tư 85.140 tỷ đồng. Trong đó, 26.134 tỷ đồng là vốn đối ứng; 59.006 tỷ đồng là vốn vay nước ngoài. Mục tiêu của các dự án này nhằm tăng cường hệ thống giao thông kết nối các địa phương; xây dựng hoàn thiện hệ thống đường ven biển; nâng cao khả năng quản lý nguồn nước, chống chịu và ứng phó biến đổi khí hậu; thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển Vùng. Tất cả nhằm mục đích nâng cao, ứng phó biến đổi khí hậu.
Các chuyên gia đánh giá, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL đã và đang được quan tâm tập trung đầu tư trong giai đoạn vừa qua. Hệ thống kết nối nội Vùng và liên Vùng trên cơ sở các tuyến cao tốc, Quốc lộ mới đang dần được hoàn chỉnh. Do đó, việc huy động nguồn lực để triển khai quy hoạch cần được chú ý trong thời gian tới, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Vùng ĐBSCL theo đúng quy hoạch đã đề ra, tập trung cho các dự án ưu tiên. Việc phát triển theo đúng quy hoạch sẽ đảm bảo lợi ích đóng góp tối ưu của kết cấu hạ tầng giao thông đối với phát triển kinh tế - xã hội toàn Vùng.
Vùng ĐBSCL gồm các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Long An, Sóc Trăng. Là một trong các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, thế mạnh của vùng là sản xuất nông nghiệp. Giá trị sản xuất nông nghiệp dẫn đầu cả nước, chiếm 33,2% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp quốc gia. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng chiếm khoảng 9,23% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, sau Vùng Đông Nam Bộ và Vùng Đồng Bằng Sông Hồng.
PHƯƠNG ĐIỀN
Bình luận