Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 09:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Cần chủ động lồng ghép phương án phát triển thuỷ lợi, phòng chống thiên tai

Chủ nhật, 21/04/2024 08:04

TMO – Các địa phương cần chủ động lồng ghép phương án phát triển thuỷ lợi, phòng chống thiên tai trong quy hoạch địa phương phù hợp với Quy hoạch Phòng chống thiên tai và thuỷ lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, nghiên cứu cụ thể phương án, giải pháp thực hiện mức đảm bảo phòng chống lũ.

Theo đó, Quy hoạch Phòng, chống thiên tai và thuỷ lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu bảo đảm cấp nước, tiêu thoát nước cho dân sinh, sản xuất nông nghiệp, các ngành kinh tế và bảo vệ môi trường. Quy hoạch nhằm bảo đảm tưới, cấp nước, tiêu, thoát nước cho nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế; nâng cao năng lực chủ động phòng, chống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra; đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển của các quốc gia thượng nguồn.

Nâng cấp 8 hồ chứa lớn từ nay đến năm 2030. Ảnh minh họa.

Cụ thể, đến năm 2030 sẽ tưới, cấp nước cho 3,2 triệu ha lúa; 70% - 90% diện tích cây trồng cạn, cây ăn quả, cây công nghiệp và rau màu; cấp đủ nước cho khoảng 10,5 triệu con gia súc, gia cầm... Cấp đủ nước cho sinh hoạt nông thôn, chăn nuôi, thủy sản tập trung; tạo nguồn cấp cho đô thị, công nghiệp và nhu cầu khác. Đồng thời bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi và chủ động ứng phó với hạn hán, thiếu nước, nâng cấp 8 hồ chứa lớn, tổng dung tích tăng thêm 360 triệu m3. Quy hoạch cũng đặt ra yêu cầu và mục tiêu nâng cao năng lực phòng chống lũ quét, sạt lở đất và các loại hình thiên tai khác.

Để triển khai hiệu quả Quy hoạch trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương chủ động lồng ghép phương án phát triển thuỷ lợi, phòng chống thiên tai trong quy hoạch địa phương phù hợp với Quy hoạch Phòng chống thiên tai và thuỷ lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nghiên cứu cụ thể phương án, giải pháp thực hiện mức đảm bảo phòng chống lũ trong Quy hoạch để cập nhật vào Quy hoạch tỉnh. Đồng thời cần chủ động xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực, trình HĐND cấp tỉnh tập trung bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm để triển khai các nhiệm vụ, dự án đầu tư công trình trên địa bàn; bảo đảm công tác đầu tư đồng bộ, khép kín, phát huy hiệu quả…/.

 

 

LÝ LAN

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline