Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 12:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu

Thứ năm, 11/08/2022 08:08

TMO - Trong những năm qua, tỉnh Sơn La đã phát triển nhanh chóng cả về mức độ đô thị hóa và quy mô dân số, kéo theo đó là một loạt các vấn đề thoát nước đô thị, phòng chống thiên tai, lũ lụt, bảo vệ môi trường và không khí..... đặc biệt dưới sự tác động của biến đổi khí hậu.

Nhằm nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, thời gian qua tỉnh Sơn La đang đẩy mạnh triển khai dự án "Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu tại thành phố Sơn La" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Công văn số 221 ngày 8/3/2022, sử dụng vốn vay ODA của Cơ quan phát triển Pháp (AFD).

Hiện nay, Ban Quản lý các dự án ODA tỉnh đã phối hợp với các đơn vị liên quan khảo sát, lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Theo đó, dự án dự kiến triển khai tại TP Sơn La và xã Mường Bú, huyện Mường La. Dự kiến tổng mức đầu tư 970,5 tỷ đồng, từ vốn vay ODA; vốn ODA viện trợ không hoàn lại và vốn đối ứng.

Tỉnh Sơn La triển khai các giải pháp nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, thích ứng cao với biến đổi khí hậu 

Dự án được đề xuất với 5 hợp phần bao gồm: Hạ tầng thoát lũ suối Nậm La; Cải thiện hệ thống hạ tầng thoát nước đô thị; Xây dựng hạ tầng các công viên, hồ điều hòa trong khu vực đô thị; Mở rộng Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP Sơn La (giai đoạn 2); Hỗ trợ nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước và người dân trong vùng dự án.

Việc triển khai Dự án nhằm mục tiêu đảm bảo khả năng tiêu thoát nước, thoát lũ thông qua suối Nậm La; tăng cường năng lực thoát nước của hệ thống hạ tầng, phòng chống ngập úng trong khu vực đô thị. Đồng thời, bổ sung diện tích công viên, cây xanh đô thị nhằm cải thiện môi trường không khí, nhiệt độ, nâng cao mỹ quan đô thị. Nâng cao công suất, mở rộng phạm vi thu gom và xử lý nước thải đô thị. Thúc đẩy phát triển đô thị có kiểm soát qua các quản lý quy hoạch, quản lý hạ tầng đô thị, cảnh báo các rủi ro do biến đổi khí hậu.

Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cùng tác động của biến đổi khí hậu thời gian qua đã khiến tình trạng ngập úng đô thị tại địa phương này gia tăng. Do đó, nhằm khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ tại một số điểm trên địa bàn thành phố Sơn La và các huyện khi xảy ra mưa lớn, tỉnh Sơn La đã và đang triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp từ việc nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước.

Bên cạnh đó là các giải pháp về quy hoạch, quản lý xây dựng cốt nền đô thị và thoát nước mặt đô thị; làm việc với các nhà tài trợ đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các bước để triển khai dự án đầu tư hệ thống kênh phòng, chống ngập úng đô thị. 

Tình trạng ngập úng cục bộ tại thành phố Sơn La và một số huyện trên địa bàn tỉnh đang ngày càng gia tăng. Ảnh: Tuấn Long 

Sở Xây dựng, cho biết: Sở đã đề nghị UBND các huyện, thành phố tăng cường quản lý hoạt động xây dựng, rà soát các công trình xây dựng không phép, trái phép, các điểm tập kết vật liệu gây ảnh hưởng tới việc tiêu thoát nước; rà soát, thống kê các điểm thường xuyên ngập úng cục bộ, các điểm có nguy cơ sạt lở, sụt lún, mất an toàn khi mưa lũ trong đô thị, điểm dân cư tập trung.

Đồng thời, đôn đốc đơn vị cung ứng dịch vụ công ích đô thị thực hiện hiệu quả các nội dung công việc theo hợp đồng ký kết, tăng cường khơi thông cống, rãnh thoát nước, vớt rác kịp thời tại các điểm xả, nắp cống, tấm đan... nhất là khi xảy ra mưa lớn, kéo dài. 

Sở Xây dựng đã tổ chức lập quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu làm cơ sở lập quy hoạch chi tiết, triển khai các dự án đầu tư xây dựng do UBND các huyện, các ban trực thuộc tỉnh quản lý theo phân cấp. Đối với thành phố Sơn La, trong đồ án quy hoạch giai đoạn trước (năm 2005, 2016) và đồ án Quy hoạch chung xây dựng thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La đến năm 2045 đã nghiên cứu, tổ chức thực hiện và bổ sung các giải pháp quy hoạch thoát nước mưa và phòng chống ngập úng chính cho Thành phố

Với việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp sẽ góp phần khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ trong đô thị, tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiệt hại, sẵn sàng ứng phó với thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do biến đổi khí hậu.

 

 

Lan Anh 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline