Hotline: 0941068156

Thứ ba, 01/04/2025 02:04

Tin nóng

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

Thứ ba, 01/04/2025

Các tỉnh miền Trung thực hiện linh hoạt các giải pháp ứng phó với hạn hán

Thứ ba, 15/03/2022 20:03

TMO - Năm 2022, được dự báo hạn hán sẽ khá khốc liệt. Vì thế, các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị… ngay từ đầu năm đã chủ động, linh hoạt đưa ra những giải pháp, phương án chi tiết, cụ thể để ứng phó và hạn chế ảnh hưởng, thiệt hại mà thiên tai gây ra.

Nghệ An là địa phương chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ hạn hán. Để chủ động phòng chống hạn hán, đảm bảo cấp nước phục vụ sản xuất vụ Xuân năm 2022, Chi cục Thủy lợi tỉnh đã xây dựng phương án tưới, tiêu phục vụ sản xuất vụ xuân năm 2022.

Theo đó, trên cơ sở khả năng cân đối nguồn nước bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, các địa  kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất và cấp nước khi nguồn nước thay đổi. Các địa phương chủ động gieo cấy đúng kế hoạch, không gieo cấy ở khu tưới của những hồ không đảm bảo đủ nước tưới suốt vụ.

UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo các đơn vị thủy lợi trên địa bàn tỉnh điều tiết lượng nước đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất của người dân 

Đẩy nhanh tiến độ tu sửa kênh mương, công trình, thiết bị cơ điện, nạo vét kênh dẫn, bể hút các trạm bơm, đảm bảo 100% công trình sẵn sàng vận hành phục vụ sản xuất. Đồng thời, tập trung nạo vét kênh mương thông thoát hệ thống kênh tiêu bị bồi lấp, ách tắc, đảm bảo tiêu thoát nước kịp thời khi có mưa, lũ.

Hiện tại, các hồ đập lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An đều đảm bảo nguồn nước. Tuy nhiên, năm nay, hồ thuỷ điện Bản Vẽ không tích đạt dung tích thiết kế khi chỉ đạt cao trình khoảng 192m3/200m3, thấp hơn dung tích thiết kế trên 330 triệu m3. Vì thế, Chi cục thủy lợi tỉnh phải chỉ đạo quyết liệt để tiết kiệm nguồn nước, dự trữ phục vụ thời kỳ hạn hán cao điểm.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện có 153 hồ chứa, 193 đập dâng thủy lợi. Tới thời điểm này, nguồn nước trữ tại công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh cơ bản bảo đảm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Tuy nhiên, để bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, ngay từ đầu vụ đông xuân, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình đã có văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện các giải pháp bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, như: Ưu tiên nguồn lực đầu tư sửa chữa, phục hồi các công trình thủy lợi, công trình cấp nước sinh hoạt tập trung bị ảnh hưởng do các đợt mưa, lũ, bão trong năm 2021; chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi để nâng cao năng lực khai thác nguồn nước và hiệu quả khai thác công trình thủy lợi.

Công trình hồ chứa Đập Làng góp phần quan trọng trong việc tích nước để phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 

Chủ động sử dụng kinh phí từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn hợp pháp khác để tăng cường thực hiện các giải pháp bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh; phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn hiệu quả. Ngoài ra, hiện nay tỉnh đã và đang kịp thời xây dựng hoàn thành 19 hồ đập lớn, nhỏ, trong đó: Hồ Vức Tròn, Đập dựng Rào Nan, Hồ Trung Thuần...

Cùng với các địa phương khác tại khu vực miền Trung, tỉnh Quảng Trị cũng đã chủ động xây dựng kế hoạch để linh hoạt các giải pháp thích ứng với tình hình hạn hán được dự báo là gia tăng trên địa bàn. Thông tin từ Sở TN&MT tỉnh cho biết, cứ đến mùa khô thì lượng mưa trên địa bàn tỉnh luôn thiếu hụt lớn so với trung bình nhiều năm. Trong đó, hầu hết các hồ chứa thủy lợi có mức trữ thấp, các hồ chứa trung bình và nhỏ chỉ đạt 30% dung tích thiết kế.

Tỉnh Quảng Trị chỉ đạo các địa phương cân đối lại diện tích sản xuất lúa, nơi nào không đảm bảo nguồn nước tưới thì chuyển đổi sang các loại cây trồng phù hợp khác, cụ thể dự kiến chuyển đổi trên 325 ha đất lúa thiếu nước tưới sang sản xuất các cây trồng cạn có hiệu quả kinh tế cao như ngô, rau đậu, dưa hấu...

Mô hình chuyển đổi sang trồng dưa hấu trên diện tích lúa thiếu nước tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị 

Tỉnh cũng đề nghị các ngành chức năng hỗ trợ các loại cây giống cho bà con nông dân, đồng thời tiến hành hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc để nâng cao hiệu quả sản xuất. Đối với những diện tích đã chuyển đổi trước đây mang lại hiệu quả cao thì nên tiếp tục sản xuất trong những năm tiếp theo.

Đồng thời, hỗ trợ người dân đào thêm các giếng nước; tổ chức các điểm cấp nước tập trung dùng xe téc cung cấp nước sinh hoạt cho người dân; cấp nước luân phiên từ các công trình cấp nước tập trung, hỗ trợ đường ống, trạm bơm dã chiến lấy nước từ nguồn xa về các cụm dân cư.

 

Nga Huyền

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline