Hotline: 0941068156

Thứ hai, 29/04/2024 18:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 29/04/2024

Các tỉnh khu vực Tây Nguyên hoàn thành quy hoạch thời kỳ 2021-2030

Thứ hai, 15/01/2024 19:01

TMO – Các địa phương trong khu vực Tây Nguyên đã hoàn thành Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu tăng trưởng GRDP bình quần từ 9-11%, định hướng đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, nông, lâm nghiệp, chế biến sâu.

Theo đó, Tây Nguyên là khu vực đầu tiên của cả nước hoàn thành Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, chỉ trong thời gian ngắn, Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch 5 tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, gồm: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Đắk Nông.

Các địa phương khu vực Tây Nguyên hoàn thành Quy hoạch tỉnh. (Ảnh minh họa)

Lâm Đồng

Ngày 29/12/2023, Chính phủ ban hành Quyết định 1727/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050. Quy hoạch đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 8,5%- 9%/năm. Lâm Đồng phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 8,5% - 9%/năm. Cơ cấu kinh tế: khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ lệ 29,5%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ lệ 27,3%, khu vực dịch vụ chiếm tỷ lệ 43,2%. GRDP bình quân đầu người đạt 170 triệu đồng/người. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội hàng năm chiếm khoảng 35% - 36% GRDP.

Lâm Đồng phấn đấu trở thành "Thiên đường xanh" với sức hút của các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng - sinh thái - chăm sóc sức khỏe - thể thao cao cấp hàng đầu Việt Nam và Đông Nam Á. Phát triển toàn diện cả về phạm vi, quy mô, chất lượng nhân lực và dịch vụ, đa dạng hóa chuỗi sản phẩm du lịch, kết cấu hạ tầng du lịch hiện đại, đồng bộ ở tầm quốc tế; trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng chất lượng cao và bền vững, tạo động lực cho sự phát triển của các ngành liên quan dựa trên nền tảng của kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số và công nghiệp sáng tạo. Phát triển hệ thống khu, điểm du lịch theo các cụm không gian du lịch, hành lang kinh tế trong đó: Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận trở thành đô thị du lịch chất lượng cao, phát triển kinh tế ban đêm, hiện đại, đẳng cấp quốc tế. Thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận trở thành vệ tinh, trung tâm du lịch cấp vùng. Nghiên cứu, phát triển các trung tâm du lịch: Sinh thái - nghỉ dưỡng - chữa bệnh - chăm sóc sức khỏe thể thao hàng đầu Việt Nam tại thành phố Bảo Lộc và các huyện có tiềm năng du lịch, khẳng định thương hiệu và năng lực cạnh tranh của Lâm Đồng ở trong nước và quốc tế.

Đắk Lắk

Ngày 30/12/2023, tại Quyết định số 1747/QĐ-TTg, Chính phủ phê quyệt Quy hoạch tỉnh Đắc Lắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Quy hoạch đặt mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm thời kỳ 2021 - 2030 là 11%/năm. Cơ cấu kinh tế: Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 20,6%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 39,5%, khu vực dịch vụ chiếm 35%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,9%. Tỷ trọng kinh tế số đạt 20%. GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt 131 triệu đồng. Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 47%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo (đa chiều) hàng năm 1,5% - 2%; hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số 3% - 4%/năm trong cả thời kỳ 2021 – 2030. Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 0,81%. Giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị còn 2% - 3%. Nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25% - 30%. 85% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Theo Quy hoạch trên, Đắk Lắk sẽ xây dựng chương trình nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và các lĩnh vực ưu tiên của tỉnh, triển khai thực hiện các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, các mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái. Duy trì và mở rộng các làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh, dệt thổ cẩm, đan lát gắn với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững; phát triển và bảo vệ thương hiệu các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Đắk Lắk; phát triển chăn nuôi tập trung, quy mô lớn theo hướng xanh, tuần hoàn. Phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với quản lý, bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng; phát triển kinh tế rừng. Tăng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, bán tín chỉ cacbon. Phát triển công nghiệp theo mô hình kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Trong đó, tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp, phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến sâu nông lâm thủy sản, công nghiệp sản xuất năng lượng tái tạo quy mô lớn. Đa dạng hóa các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp phụ trợ. Huy động các nguồn lực để phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Gia Lai

Ngày 30/12/2023, Chính phủ ban hành Quyết định 1750/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Quy hoạch đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân thời kỳ 2021 - 2030 đạt 9,57%/năm; trong đó giai đoạn 2021 - 2025 đạt bình quân 9,20%/năm và giai đoạn 2026 - 2030 đạt bình quân 9,92%/năm; GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt 133 triệu đồng, tương đương 5.500 USD. Tỉnh Gia Lai phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; nâng cao chất lượng tăng trưởng, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh; là trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.

Gia Lai là tỉnh tiên phong trong vùng về chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn dựa trên cách mạng công nghiệp 4.0 gắn với chuyển đổi số và kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập; hình thành các mô hình nông nghiệp sinh thái, hiện đại, thông minh; nông nghiệp hữu cơ có thương hiệu. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp thân thiện môi trường, phục vụ nông nghiệp; phát triển dịch vụ logistics, khoa học công nghệ để xây dựng chuỗi sản phẩm nông nghiệp. Chú trọng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Phát triển kinh tế rừng gắn với phục hồi hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học, tạo sinh kế cho người dân.  Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa tỉnh Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn của Tây Nguyên. Xây dựng năng lực đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo. Phát triển kinh tế đi đôi với xây dựng bản sắc văn hóa Gia Lai, trọng tâm là con người Gia Lai, chăm lo đời sống của đồng bào các dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Đảm bảo quốc phòng, giữ gìn an ninh trật tự, cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Sản xuất công nghiệp và nông, lâm nghiệp là kinh tế mũi nhọn của các tỉnh khu vực Tây Nguyên. (Ảnh minh họa)

Kon Tum

Ngày 31/12/2023, Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch đặt mục tiêu Kon Tum sẽ trở thành tỉnh phát triển nhanh, toàn diện, bền vững và công bằng dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn, giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Phấn đấu đưa tỉnh trở thành một trong những tỉnh trung bình khá của cả nước; là vùng dược liệu trọng điểm quốc gia và trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước; là trọng điểm du lịch tầm cỡ quốc gia và khu vực gắn với khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y và khu du lịch Măng Đen. Kết nối thuận lợi với các trung tâm kinh tế - xã hội lớn của vùng, cả nước, khu vực quốc tế thuộc tiểu vùng Mê Công, các nước láng giềng và ASEAN. 

Tiếp tục phát triển tỉnh Kon Tum theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: Công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, đô thị và nông thôn. Trong đó, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử; đô thị thông minh và nông thôn mới giàu bản sắc là trọng tâm; công nghiệp xanh và hệ thống đô thị có quy mô lớn là mối quan tâm hàng đầu. Chú trọng phát triển năng lượng tái tạo; phát triển kinh tế rừng gắn với phục hồi hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; có mối quan hệ liên kết phát triển mật thiết với các tỉnh lân cận trong vùng và cả nước; bền vững về môi trường, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Đến năm 2030, Kon Tum phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân đạt trên 9,5%/năm. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng trên 110 triệu đồng/người. Cơ cấu ngành kinh tế trong GRDP: Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản khoảng 18 - 17%, công nghiệp - xây dựng khoảng 33 - 35% và dịch vụ khoảng 43 -45%. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân 3% - 4%/năm.

Đắk Nông

Cũng trong ngày 31/12/2023, Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Tại Quy hoạch này, tỉnh Đắk Nông đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt bình quân 9,05%/năm; GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt trên 130 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp đạt khoảng 26,3%; công nghiệp - xây dựng đạt khoảng 27,7%; dịch vụ đạt khoảng 40,8%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt khoảng 5,2%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 3%/năm, riêng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ giảm bình quân từ 5%/năm trở lên, theo chuẩn nghèo mới.

Quy hoạch đặt mục tiêu đưa Đắk Nông trở thành tỉnh phát triển khá của vùng Tây Nguyên; hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ; là cửa ngõ quan trọng kết nối giao thương giữa vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ; trung tâm công nghiệp bô xít - alumin - nhôm của quốc gia, năng lượng tái tạo của vùng; phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi giá trị thị trường; phát triển du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, phát huy lợi thế về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, văn hóa đặc trưng và Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Phát triển bền vững, hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, xã hội, môi trường, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

 

 

QUỲNH VÂN

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline