Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 02/02/2025 13:02
Chủ nhật, 26/01/2025 07:01
TMO – Ô nhiễm tiếng ồn dưới biển đang ngăn chặn sự trở lại của cá voi. Tiếng ồn này đến từ các tàu du lịch và thuyền du lịch (nhiều tàu trong số đó không tắt động cơ ngay cả khi ngắm cá voi), tàu chở hàng, hoạt động thăm dò dầu khí và quân đội - cùng với các vấn đề do lưới đánh cá thương mại và ô nhiễm gây ra - và đang ngày càng tăng về tần suất và khối lượng.
Theo các chuyên gia, Vịnh, nơi có Dòng hải lưu chảy từ Scotland, vốn là nơi có các loài cá voi sát thủ, cá voi minke, cá voi lưng gù, cá nhà táng và cá voi hoa tiêu vây dài ghé thăm. Cá voi xanh gần đây cũng quay trở lại khu vực này. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm tiếng ồn dưới biển đang ngăn chặn sự trở lại của cá voi.
Không giống như phần lớn con người, những người nhìn bằng mắt, trong bóng tối của đại dương, cá voi và cá heo xác định phương hướng bằng âm thanh. Theo đó, việc có quá nhiều tiếng ồn dưới nước đang cản trở khả năng xác định phương hướng của cá voi. Tiếng ồn không chỉ cản trở khả năng giao tiếp mà còn như một cách khiến cá voi bị mù dưới nưới.
(Ảnh minh họa)
Một số nghiên cứu từng được thực hiện để đánh giá tác động của tiếng ồn lớn đối với sinh vật biển, đặc biệt là đối với cá voi. Cụ thể, một nghiên cứu năm 2022 phát hiện cá voi trắng bị làm phiền bởi địa chấn đã thay đổi hành vi, gây ảnh hưởng đến khả năng kiếm ăn của chúng. Ngoài ra, âm thanh dưới nước do con người tạo ra cũng là một yếu tố góp phần gây ra tình trạng cá voi mắc cạn.
Hiện nay, khi thế giới đang ngày càng chú ý tới vấn đề khai thác biển sâu, giới chuyên gia lo ngại khi hoạt động này được triển khai, tác động đến sinh vật biển còn tệ hơn. Hoạt động thăm dò đã gây ra thiệt hại cho sinh vật phù du, là thức ăn cho cá voi xanh cùng nhiều loài động vật biển khác. Mỗi lần súng hơi địa chấn nổ, nó sẽ giết chết động vật phù du trong bán kính 1,2 km. Vì vậy, những hoạt động này đang tạo ra một vùng tử thần với các sinh vật biển.
PV
Bình luận