Hotline: 0941068156
Thứ tư, 22/01/2025 19:01
Thứ ba, 04/01/2022 13:01
TMO - Cà phê là một trong 6 mặt hàng xuất khẩu trên 3 tỉ USD/năm, cùng với các mặt hàng giá trị cao như gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, hạt điều, gạo, rau quả, caosu... là những nông sản có giá trị xuất khẩu thuộc tốp đầu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Theo ông Nguyễn Nam Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, xuất khẩu cà phê Việt Nam lớn thứ hai thế giới, chiếm 8,3% thị phần xuất khẩu cà phê toàn cầu, chỉ đứng sau Brazil. Các thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam bao gồm: Châu Âu (EU), Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh.
Tại thị trường EU, Việt Nam là nhà cung ứng cà phê lớn thứ hai sau Brazil (22,2%), chiếm 16,1% thị phần về lượng. Đặc biệt, trong năm 2021, giá cà phê thế giới tăng nhanh đã hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam thu về kim ngạch xuất khẩu rất khả quan.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, số liệu thống kê cũng chỉ rõ mặc dù đứng thứ 2 về xuất khẩu trên thị trường thế giới, nhưng điều đáng nói là, cà phê Việt Nam đang thiệt thòi vì ít được chú trọng chế biến sâu, chủ yếu xuất khẩu thô ra thế giới với giá trị gia tăng thấp. Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, giá cho một tấn cà phê chế biến trung bình đạt gần 3.600 USD, trong khi giá cà phê nhân chỉ đạt khoảng 2.400 USD.
Nhận thấy chênh lệch giá thành quá lớn, các doanh nghiệp Việt Nam đang đẩy mạnh chế biến để giảm thiểu số lượng cà phê nhân xuất khẩu đầy rủi ro. Hiện nay, cà phê rang xay và hoà tan xuất khẩu đã chiếm 9,1% thị phần, tạo ra nhiều cơ hội cũng như triển vọng ngành cà phê khi Việt Nam ngày càng thâm nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế thông qua các Hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA đã ký kết.
Trong 10 năm tới, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam đặt mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 5-6 tỉ USD, tăng gấp 2 lần so với kim ngạch xuất khẩu cà phê hiện nay, trong đó đẩy mạnh xuất khẩu càphê chế biến với giá trị gia tăng cao hơn.
Ngọc Linh
Bình luận