Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 06:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Cà Mau huy động nguồn lực khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển

Thứ tư, 29/11/2023 14:11

TMO - Hiện nay, bờ biển Đông, bờ biển Tây trên địa bàn tỉnh Cà Mau đang trong tình trạng sạt lở với mức độ đặc biệt nguy hiểm, trong khi đó tình trạng sạt lở bờ sông nghiêm trọng đòi hỏi địa phương này cần triển khai đồng bộ các giải pháp.  

Tỉnh Cà Mau có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc bậc nhất cả nước và có đặc điểm địa hình bờ biển phức tạp. Hơn 10 năm qua, tác động của biến đổi khí hậu làm nước biển dâng, cùng với tình trạng sụp lún đất, cộng với các hình thái thời tiết cực đoan khác đã làm cho bờ sông, bờ biển của tỉnh Cà Mau bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng. Đến nay, tổng chiều dài các đoạn bờ biển của tỉnh Cà Mau bị sạt lở khoảng 187/254 km; theo số liệu thống kê ngành Lâm nghiệp, giai đoạn 2011 - 2021, sạt lở bờ biển đã làm mất đất và rừng phòng hộ với diện tích khoảng 5.250 ha (tương đương với diện tích bình quân một xã của tỉnh Cà Mau).

Qua khảo sát, hiện nay tổng chiều dài các đoạn bờ sông bị sạt lở và có nguy cơ bị sạt lở khoảng 425/8.118km sông, rạch trên địa bàn tỉnh; sạt lở bờ sông đã làm hư hỏng, sụp đổ xuống sông gần 28km lộ giao thông, 303 căn nhà; có nguy cơ gây ảnh hưởng đến khu vực với diện tích hơn 3.700 ha bao gồm nhà cửa, tài sản, sản xuất của người dân và nhiều hạ tầng quan trọng khác, tổng thiệt hại ước tính khoảng 1.109 tỷ đồng. Do quá trình sạt lở xảy ra mạnh và thường xuyên, nên đường bờ biển bị dịch vào phía đất liền nhanh chóng, rừng ngập mặn và các công trình hạ tầng khác bị phá hủy; sự vận động tự nhiên của địa chất, địa mạo ven sông, ven biển đã gây ra tình trạng sạt lở rất nghiêm trọng, sạt lở không những diễn ra vào mùa mưa, mà còn xuất hiện cả mùa khô.

Thực hiện Quyết định số 957/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau đã xây dựng Kế hoạch số 116/KH-UBND ngày để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển tỉnh Cà Mau đến năm 2030. Tỉnh Cà Mau đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ tích cực của Chính phủ, Bộ ngành Trung ương trong thực hiện Kế hoạch phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển; cùng với sự cố gắng nỗ lực của địa phương, thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã đầu tư xây dựng hoàn thành được 55,7 km kè bảo vệ bờ biển với tổng kinh phí 1.720 tỷ đồng (trong đó, bờ biển Tây 43,8 km, kinh phí thực hiện khoảng 1.103 tỷ đồng.

UBND tỉnh Cà Mau vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, hỗ trợ cho địa phương nguồn vốn 2.070 tỷ đồng để xử lý, khắc phục sạt lở chiều dài gần 43 km bờ biển. 

Đối với bờ biển Đông 11,9 km, kinh phí thực hiện 617 tỷ đồng (Chi tiết đính kèm phụ lục 2)); 9,2 km bè bảo vệ bờ sông, kinh phí thực hiện khoảng 391 tỷ đồng. Những công trình kè chống sạt lở bờ biển được bố trí đủ vốn và đầu tư hoàn thiện đã phát huy hiệu quả rõ rệt, làm giảm sóng, chống sạt lở và bước đầu đã gây bồi, tạo bãi, khôi phục gần 1.000ha rừng phòng hộ; công trình kè các đoạn bờ sông, cửa biển đã khắc phục được tình trạng sạt lở, đồng thời sắp xếp, chỉnh trang lại vẽ mỹ quan, trật tự xây dựng công trình, nhà ở ven sông phù hợp với biến đổi khí hậu.

Hiện nay tỉnh Cà Mau và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiếp tục triển khai thực hiện gần 40km, với kinh phí 1.476 tỷ đồng (bờ biển Tây 23,53 km, kinh phí thực hiện 644,7 tỷ đồng; bờ biển Đông 16,243 km, kinh phí thực hiện 831,4 tỷ đồng) hỗ trợ tỉnh Cà Mau khắc phục sạt lở ven biển. Tuy nhiên, với tốc độ sạt lở bờ biển như hiện nay, nếu không có giải pháp bảo vệ ngay thì trong vài năm tiếp theo xói lở sẽ tiếp tục làm mất thêm nhiều diện tích đất, diện tích rừng phòng hộ ven biển đã được hình thành qua hàng trăm năm; nếu để xói lở tiến sâu vào đất liền thì không chỉ mất đất, mất rừng mà xói lở còn uy hiếp đến hạ tầng bên trong, khi đó có xây dựng công trình thì cũng rất tốn kém và rất khó khôi phục lại diện tích đất và rừng đã mất.

Kết quả rà soát cho thấy hiện nay tổng chiều dài bờ biển Cà Mau đang tiếp tục bị sạt lở khoảng 91km, các đoạn bờ sông đang bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở khoảng 425km, với các mức độ khác nhau; với tốc độ sạt lở như hiện nay, nếu không có giải pháp bảo vệ ngay thì trong thời gian tới sạt lở sẽ tiếp tục làm mất thêm nhiều diện tích đất, rừng phòng hộ ven biển đã được hình thành qua hàng trăm năm; có nhiều đoạn bờ biển đang bị sạt lở rất nhanh, cây rừng phòng hộ nhiều đoạn bờ biển bị tàn phá nghiêm trọng hơn; nhiều đoạn bờ sông, nhất là những nơi đã xây dựng các công trình nhà ở, đường giao thông ven sông đang bị sạt lở rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân. 

Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, hỗ trợ cho địa phương nguồn vốn 2.070 tỷ đồng để xử lý, khắc phục sạt lở chiều dài gần 43 km bờ biển, trong đó có hơn 29 km bờ biển Đông đang trong tình trạng sạt lở đặc biệt nguy hiểm. Hiện nay, tỉnh còn 3 dự án khẩn cấp cần phải khẩn trương thực hiện giải pháp công trình để bảo vệ an toàn cho hạ tầng, sản xuất, tính mạng của người dân bên trong, thuộc tình huống khẩn cấp theo Quyết định số 1527/QĐ-UBND ngày 24/8/2023 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau.

Công trình kè đá khan phòng sạt lở, bảo vệ khu dân cư ven biển xã Khánh Hội, huyện U Minh (Cà Mau). Ảnh: HT.  

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã nỗ lực huy động mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả do sạt lở gây ra từ quỹ phòng, chống thiên tai và nguồn dự phòng ngân sách. Song, quy mô sạt lở bờ biển quá lớn, tính chất rất phức tạp nên hiện còn rất nhiều vị trí sạt lở nghiêm trọng chưa xư lý được vì thiếu kinh phí. Dự báo tình hình sạt lở bờ biển tỉnh Cà Mau vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Các vụ sạt lở bờ biển xảy ra liên tục, hàng ngày nên nguy cơ rủi ro về tính mạng con người và tài sản luôn hiện hữu nếu không khắc phục kịp thời.

Đối với sạt lở bờ sông, trước mắt UBND tỉnh ưu tiên đầu tư các công trình phòng, chống sạt lở tại các khu vực dân cư tập trung để bảo vệ hạ tầng bên trong với tổng chiều dài bờ sông bị sạt lở đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm khoảng 47 km, dự kiến kinh phí thực hiện khoảng 5.660 tỷ đồng. Đồng thời sắp xếp 07 khu tái định cư, di dời 1.387 hộ dân đang sinh sống trong các khu vực sạt lở nói trên với kinh phí khoảng 349 tỷ đồng.

Đối với một số tuyến sông, rạch trên địa tỉnh thường xuyên xảy ra sạt lở đặc biệt nguy hiểm. Xây dựng công trình chỉnh trị dòng sông với mục tiêu chính là giảm mực nước và vận tốc trong kênh, kiểm soát dòng chảy, qua đó giảm thiểu xói lở cho khu vực toàn tuyến với mức chi phí thấp hơn nhiều so với giải pháp kè tường chắn chống sạt lở bằng bê tông cốt thép. Dự kiến khoảng 33 tuyến sông, kênh rạch, kinh phí thực hiện khoảng 1.086 tỷ đồng

Đối với sạt lở bờ biển, tỉnh triển khai các dự án công trình bảo vệ bờ biển với chiều dài 91,450 km, dự kiến kinh phí thực hiện 5.755 tỷ đồng. Đối với bờ biển Tây, Dự án đầu tư xây dựng kè chống sạt lở đê biển Tây đoạn từ Kênh Tư đến Sông Đốc và đoạn từ Cái Cám đến Cái Đôi Vàm, chiều dài 9,7km, kinh phí thực hiện 339,5 tỷ đồng. Tại bờ biển Đông triển khai dự án đầu tư xây dựng kè chống sạt lở bờ biển Đông đoạn từ Kiến Vàng đến Ông Tà, chiều dài 6,4km, kinh phí thực hiện 377,6 tỷ đồng.

Đoạn từ Vàm Xoáy về Đất Mũi hiện nay đã và đang triển khai đầu tư kè bê tông ly tâm chống sạt lở với chiều dài 6,35km, để đáp ứng phục vụ giao thông đối với các đoạn kè này theo gợi ý của Thủ tướng Chính phủ. Dự kiến đầu tư Gia cố, gia cường đáp ứng phục vụ giao thông, chiều dài 6,35km nói trên, kinh phí khoảng 374,65 tỷ đồng. Đoạn sạt lở bờ biển Đông cửa biển Hốc Năng (huyện Ngọc Hiển), tổng chiều dài 5km, đã xử lý 2,5 km, hiện nay chiều dài sạt lở đặc biệt nguy hiểm còn lại 2,5 km. Kinh phí thực hiện dự kiến 185 tỷ đồng.

Đoạn sạt lở bờ biển Đông đoạn từ Kênh Năm đến Kênh Chùm Gọng (huyện Ngọc Hiển), tổng chiều dài 5km, đã xử lý 0,9 km, hiện nay chiều dài sạt lở đặc biệt nguy hiểm chiều dài sạt lở còn lại 4,1 km. Kinh phí thực hiện dự kiến 255 tỷ đồng.  Khu vực cửa biển tại ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi (đoạn L3), chiều dài sạt lở 1km. Kinh phí thực hiện dự kiến 100 tỷ đồng. Dự án đầu tư xây dựng kè chống sạt lở bờ biển Đông đoạn từ Ô Rô hướng về Gành Hào, chiều dài là 40,300 km. Kinh phí thực hiện dự kiến 2.377 tỷ đồng.

Địa phương này huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia vào công tác phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh; chủ động bố trí ngân sách nhà nước, đồng thời tăng cường huy động các nguồn lực ngoài ngân sách, đặc biệt là nguồn lực từ khối tư nhân, doanh nghiệp và người dân được hưởng lợi từ công tác phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Cân đối nguồn ngân sách các cấp để tăng cường bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển (nếu thiệt hại vượt quá khả năng cân đối của địa phương, kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh theo quy định); đồng thời, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương tập trung xử lý các công trình trọng điểm, cấp bách chống sạt lở đê biển Tây và bờ biển Đông và các công trình đã được ban bố tình huống khẩn cấp sạt lở trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, tập trung nguồn lực đầu tư các khu dân cư cấp bách ven biển gắn với sinh kế bền vững, để bố trí cho các đối tượng bị ảnh hưởng, có nguy cơ bị ảnh hưởng do sạt lở đất; tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ định canh, định cư; nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách không còn phù hợp.

 

Lê An 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline