Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 25/01/2025 08:01

Tin nóng

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Thứ bảy, 25/01/2025

Bộ Y tế kêu gọi toàn dân và cộng đồng nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm

Thứ năm, 28/12/2023 14:12

TMO -  Năm 2023, thế giới tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc, tử vong do các bệnh lây truyền từ động vật sang người, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi tại nhiều quốc gia.

Theo Bộ Y tế, dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới vẫn luôn diễn biến khó lường, phức tạp, các đại dịch có xu hướng tăng tần suất xuất hiện, nhiều biến chủng, biến thể mới liên tục biến đổi theo thời gian. Các bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi gia tăng đáng kể. Số ca mắc sốt xuất huyết tăng hơn 10 lần trong 10 năm qua, với ước tính nửa dân số trên thế giới có nguy cơ ca mắc mỗi năm.

Năm 2023, thế giới tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc, tử vong do các bệnh lây truyền từ động vật sang người, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi tại nhiều quốc gia. Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều cùng với nhu cầu giao thương, du lịch ngày càng tăng cao nên nguy cơ đối mặt với sự lây lan của nhiều loại dịch bệnh khác nhau là rất lớn.

Phun hóa chất khử khuẩn. 

Để kịp thời ngăn chặn dịch bệnh nguy cơ bùng phát, đồng thời đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế kêu gọi toàn dân và cộng đồng nâng cao ý thức phòng bệnh, tăng cường sức khỏe; thường xuyên, tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch. Bộ Y tế cũng đề nghị các ngành, các địa phương phối hợp, chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp và huy động toàn xã hội, các tổ chức chính trị, đoàn thể tham gia phòng, chống dịch, để chủ động phòng bệnh từ sớm, từ xa, hạn chế dịch bệnh bùng phát và luôn chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với đại dịch, các tình huống khẩn cấp về dịch bệnh trong tương lai.

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, tuần 44/2023 cả nước ghi nhận 7.089 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 1 ca tử vong tại Long An. So với tuần trước số mắc tăng 0,05%. Trong đó, số ca nhập viện tăng 0,01% so với tuần trước. Tích lũy từ đầu năm đến ngày 10/11, cả nước ghi nhận 135.879 ca mắc sốt xuất huyết, 35 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2022, số mắc giảm 54,3%, số trường hợp tử vong giảm 105 ca. Đối với dịch bệnh tay chân miệng, tích lũy từ đầu năm đến thời điểm ngày 15/10, cả nước ghi nhận 100.210 trường hợp mắc tay chân miệng; 22 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2022 (52.296/3) số mắc tăng 91,6%, tử vong tăng 19 trường hợp.

Theo các chuyên gia, để phòng chống bệnh tay chân miệng hiệu quả nhất, cần tăng cường vệ sinh rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; thường xuyên lau rửa toàn bộ sàn nhà bằng chất tẩy rửa, bàn, ghế bằng dung dịch sát khuẩn. Ngoài ra, không chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như ly, chén, đĩa, muỗng. Đối với trẻ nhỏ, nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được xác định mức độ bệnh, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Cha mẹ không nên tìm hiểu trên mạng rồi tự ý dùng thuốc, có thể khiến bệnh của trẻ nặng thêm.

 

 

HẢI YẾN

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline