Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 10:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Bình Thuận ứng phó với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, sản xuất

Thứ bảy, 23/03/2024 07:03

TMO - Trong thời gian qua, do tình hình thời tiết khô hạn và nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận tăng cao, gây ra tình trạng thiếu nước cục bộ tại một số khu vực, địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để ứng phó với tình trạng này.

Do ảnh hưởng của nắng nóng, hạn hán, thời điểm này một số địa phương trong tỉnh như Tánh Linh, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình… đang xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt, sản xuất. Tính đến ngày 22/3, hiện toàn tỉnh có 41 xã, phường, thị trấn tại các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh và thành phố Phan Thiết với 26.872 hộ dân thiếu nước sinh hoạt cục bộ.

Đơn cử tại huyện Tánh Linh, hiện nay ngoài diện tích gần 500 ha cây trồng bị thiếu nước tưới, nguồn nước thô cung cấp cho hệ thống nước Đức Bình cạn kiệt, dẫn đến khoảng 30 hộ/150 khẩu thôn 4 vùng đồng bào dân tộc thiểu số thiếu nước. Một số khu vực tại xã Đức Phú, Nghị Đức, Huy Khiêm ở địa hình cao thiếu nước từ công trình cấp nước nhỏ lẻ, giếng đào, giếng khoan 564 hộ/2.008 khẩu.

Theo Ủy ban nhân dân huyện Bắc Bình, mùa khô năm 2024, có khoảng 110 hộ tại xã Sông Lũy, xã Bình Tân có khả năng thiếu nước sinh hoạt cục bộ vào các thời điểm cao điểm. Tại huyện Hàm Tân, số hộ gia đình bị thiếu nước sinh hoạt từ công trình cấp nước tập trung là 2.750 hộ, từ công trình cấp nước nhỏ lẻ là gần 1.000 hộ. Trên toàn huyện Hàm Thuận Bắc có 10 xã, thị trấn xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt cục bộ, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt khoảng 5.321 hộ dân/15.444 nhân khẩu. 

Mực nước tại nhiều hồ chứa trên địa bàn tỉnh ở mức thấp. Ảnh: KH. 

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt cục bộ là do tại một số địa phương chưa có công trình cấp nước sạch, người dân chưa được sử dụng nước máy. Vì sử dụng nước sinh hoạt từ giếng đào, giếng khoan, bể chứa nước mưa... nên vào mùa khô cạn kiệt, không đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân.

Bên cạnh đó, ở một số nơi công trình cấp nước đầu tư đã lâu với công suất nhỏ, khai thác nguồn nước ngầm, nước từ các dòng suối, hồ nhỏ nên không đảm bảo nguồn nước thô cung cấp cho hoạt động nhà máy nước vào mùa khô. Nhiều công trình cấp nước chưa được đầu tư nâng công suất nhà máy, nâng cấp, mở rộng mạng lưới đường ống cấp nước nên các khu vực cao, xa nhà máy nước áp lực và lưu lượng nước không đáp ứng nhu cầu, nhà máy nước phải điều tiết cấp nước luân phiên gây thiếu nước cục bộ.

Không chỉ thiếu nước sinh hoạt, một số địa phương cũng đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sản xuất. Theo thống kê, hiện có khoảng 365 ha cây thanh long và rau màu ở huyện Hàm Thuận Nam đang bị thiệt hại do hạn hán, thiếu nước và khoảng 1.100 ha cây thanh long ở Hàm Tân và thị xã La Gi có nguy cơ thiệt hại do hạn hán.

Trước thực trạng trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận đề nghị Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh theo dõi chặt chẽ lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi, ưu tiên cấp nước thô cho các công trình cấp nước đang khai thác sử dụng trên địa bàn tỉnh có sử dụng nguồn nước thủy lợi để duy trì công suất sản xuất nước sạch phục vụ sinh hoạt cho nhân dân đến 30/6.

Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh cho biết, để phối hợp giải quyết việc thiếu nước sinh hoạt mùa khô trên địa bàn tỉnh, trung tâm đã kiểm tra, rà soát và cập nhật vào kế hoạch cấp nước mùa khô năm 2024 các khu vực xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt; các phương án xử lý tình huống thiếu nước cục bộ. Từ đó đề xuất giải pháp để đảm bảo cấp đủ nước sinh hoạt mùa khô năm 2024 tại các công trình cấp nước (CTCN) do trung tâm quản lý. Bên cạnh đó, đơn vị tiếp tục chủ động thông tin cho các địa phương và nhân dân về tình hình nguồn nước và kế hoạch cấp nước để người dân chủ động trong việc tích trữ nước.

Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh kiểm tra, rà soát và cập nhật vào kế hoạch cấp nước mùa khô năm 2024 các khu vực xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt. 

Các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp tích trữ nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế để thất thoát, lãng phí nước; chủ động khai thác, sử dụng nguồn nước tại chỗ từ giếng khoan, giếng đào của hộ gia đình phục vụ sinh hoạt; vận động người dân xây bể, mua bồn tích trữ nước phục vụ sinh hoạt trong mùa khô. Thống kê số lượng người dân tại địa phương bị thiếu nước sinh hoạt, rà soát các đối tượng thuộc diện được Nhà nước hỗ trợ kinh phí mua nước sinh hoạt do ảnh hưởng của hạn hán, chủ động sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương để kịp thời mua nước, hỗ trợ kinh phí cho nhân dân…Về lâu dài, ngành nông nghiệp phối hợp các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng, nâng cấp các công trình cấp nước, đảm bảo đủ nước sạch cho người dân.

UBND huyện Tánh Linh cho biết, đối với các hộ thiếu nước sinh hoạt tại các xã Đức Phú, Nghị Đức, Huy Khiêm, Đức Bình, UBND các xã đã tuyên truyền, vận động người dân với tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ nguồn nước đối với các hộ lân cận để phục vụ sinh hoạt. Cùng với đó, vận động người dân đào ao, xây bể để tích trữ nước và sử dụng nước tiết kiệm, tránh lãng phí thất thoát nguồn nước trong điều kiện khô hạn. Mặt khác, nhân dân nên sử dụng nguồn nước đầu nguồn nước thô cấp cho các Nhà máy nước Đức Bình, Măng Tố, Suối Kiết, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm. Địa phương này kiến nghị Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh xem xét, đề xuất hỗ trợ cấp bổ sung để đảm bảo cấp nước. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình nguồn nước thô cấp cho các nhà máy nước để đề xuất giải pháp đảm bảo nguồn nước, điều tiết, phân bổ nguồn nước hợp lý phục vụ nhân dân.

Tính đến ngày 21/3, lượng nước hữu ích hiện tại các hồ chứa thủy lợi trong tỉnh còn hơn 115 triệu m³, đạt 31% thiết kế (thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 38 triệu m³). Lượng nước hữu ích hiện tại các hồ thủy điện, Hàm Thuận còn 350 triệu m³ (đạt 67% dung tích thiết kế), hồ thủy điện Đại Ninh còn 155 triệu m³ (đạt 61% dung tích thiết kế)…

Theo đó, đơn vị vận hành công trình thủy lợi tại tỉnh tiếp tục tận dụng triệt để lượng nước mặt trên các lưu vực sông, suối tích trữ vào các hồ chứa thủy lợi, ao, bàu, đập dâng, kênh trục chính, dự trữ phục vụ chống hạn năm 2024; tính toán cân đối nguồn nước, sử dụng tiết kiệm; ưu tiên cấp nước theo thứ tự: nước sinh hoạt, chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, đơn vị triển khai sửa chữa, nạo vét hệ thống kênh mương, cửa cống lấy nước; vận động nhân dân nạo vét khơi thông dòng chảy nhằm đảm bảo thông thoát từ đầu mối tới mặt ruộng tại các địa phương để chủ động dẫn nước tưới.

Để giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nước trên địa bàn các xã Bình Tân, Sông Lũy, thị trấn Lương Sơn (Bắc Bình), trung tâm kiến nghị Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận trình cấp có thẩm quyền cho chủ trương và bố trí nguồn vốn để đầu tư Nhà máy nước Sông Lũy. Ngoài ra, cần tiếp tục xây dựng Nhà máy nước Suối Đá để bổ sung công suất, lưu lượng và áp lực cấp nước sinh hoạt cho các xã nằm xa hệ thống cấp nước sạch Hàm Thuận Bắc và chuyển tải lưu lượng bổ sung cho xã Hàm Đức, thị trấn Phú Long (Hàm Thuận Bắc); các xã, thị trấn thuộc TP. Phan Thiết như Thiện Nghiệp, Mũi Né và xã Hồng Phong (Bắc Bình) để nối mạng đường ống bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau giữa các khu vực cấp nước. 

 

 

Minh Hằng 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline