Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/05/2024 09:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 20/05/2024

Bình Định rà soát khu vực nguy cơ sạt lở cao, hàng trăm hộ dân trong diện có thể phải di dời

Thứ hai, 02/10/2023 07:10

TMO - Tỉnh Bình Định xác định 39 khu vực có nguy cơ sạt lở, trong đó có 13 khu vực nguy cơ sạt lở cao, với khoảng 500 hộ dân phải di dời trong tình huống khẩn cấp.

Theo dự báo, trong năm 2023, bắt đầu từ tháng 10 trên địa bàn tỉnh Bình Định sẽ xảy ra nhiều đợt mưa; dự kiến có 1 - 2 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới đất liền. Ngoài ra, Bình Định còn phải chịu ảnh hưởng các loại hình thiên tai khác như lũ quét, lũ ống, sạt lở, diễn biến sẽ phức tạp hơn những năm trước do sự bất thường của thời tiết. Trước dự báo trên, địa phương này đã chủ động các phương án chuẩn bị ứng phó mùa  mưa lũ năm nay. Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định, cho hay toàn tỉnh có 64 hồ chứa nước, tổng dung tích gần 700 triệu m3. Qua kiểm tra, có 23 hồ hư hỏng, tích nước hạn chế. Trong đó có 13 hồ đã bố trí vốn sửa chữa, còn 10 hồ chưa bố trí vốn.

Đối với các hồ xung yếu, hạn chế tích nước, các địa phương cơ bản chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư theo phương châm "4 tại chỗ" để kịp thời ứng phó khi thiên tai xảy ra; mở thông thoáng dòng chảy trước tràn xả lũ; hệ thống đê, kè, sông, công tác thông thoáng dòng chảy trên sông suối, các công trình đang triển khai thi công… cơ bản đảm bảo. Công tác phòng, chống thiên tai năm nay được các địa phương đặc biệt quan tâm. Tất cả 11 huyện, thị xã, thành phố và 159 phường, xã, thị trấn đều thành lập Ban chỉ huy PCTT-TKCN và Phòng thủ dân sự.

Tỉnh Bình Định còn 13 khu vực nguy cơ sạt lở cao, với khoảng 500 hộ dân phải di dời trong tình huống khẩn cấp (Ảnh minh họa). 

Tuy nhiên, công tác phòng, chống sạt lở đất, đặc biệt khu vực nguy cơ sạt lở cao có dân cư sinh sống luôn là vấn đề cấp thiết cần được chú trọng triển khai trên địa bàn tỉnh. Theo UBND tỉnh Bình Định, toàn tỉnh có 39 khu vực nguy cơ sạt lở, trong đó 13 khu vực nguy cơ cao, 19 khu vực nguy cơ thấp và 7 khu vực có khả năng bị chia cắt khi có sạt lở tập trung ở các huyện An Lão, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Phù Cát, Tây Sơn và thành phố Quy Nhơn. Thống kê ban đầu, khoảng 500 hộ dân phải di dời trong tình huống khẩn cấp.

Tại huyện An Lão có 2 khu vực nguy cơ sạt lở cao tại núi Đá với 76 hộ dân và núi Đá Chồng với 2 hộ dân. Công tác di dời người dân đã được huyện lên phương án cụ thể. Ngoài những điểm đã xác định, tình trạng sạt lở ở các khu vực khác rất khó lường. Địa phương này  có 7 xã miền núi có độ dốc cao, do vậy nguy cơ sạt lở rất cao khi mưa lớn. 

Nhằm hạn chế tối đa các thiệt hại do mưa bão gây ra, huyện Phù Cát đã xây dựng kế hoạch, triển khai các phương án, đồng thời rà soát các loại hình thiên tai xảy ra trên địa bàn, xây dựng phương án ứng phó theo các cấp độ rủi ro thiên tai. Đối với các xã thường xuyên bị ngập lụt như: Cát Nhơn, Cát Thắng, Cát Chánh, Cát Thành… phải có nhiều phương án di dời dân đến nơi an toàn. Các địa phương ven biển, ven sông có khả năng triều cường, nước biển dâng cao đột ngột phải tổ chức theo dõi, cảnh giác, đề phòng và có phương án di dời dân khi cần thiết. Các xã Cát Sơn, Cát Minh nơi có nhiều khu dân cư nằm ven sông La Tinh, đồi núi phải sẵn sàng phương án di dời dân phòng khi lũ quét, sạt lở đất…

UBND huyện Phù Cát đã rà soát, thống kê lập danh sách và kế hoạch sơ tán cụ thể các hộ ở những vùng có nguy cơ ảnh hưởng khi có thiên tai xảy ra; xác định 201 địa điểm có thể đưa dân đến ở tạm (trụ sở UBND xã, trạm y tế, trường học, trụ sở các cơ quan và các nhà kiên cố ở trong khu vực); lên danh sách 580 hộ dân thuộc vùng nguy hiểm, cần sơ tán ngay khi có cảnh báo.

Các địa phương cần tiếp tục rà soát, có phương án bố trí, ổn định cuộc sống của người dân vùng có nguy cơ sạt lở cao. 

Về sạt lở, Sở NN&PTNT kiến nghị tại các khu vực nguy cơ sạt lở cao có người dân sinh sống, các địa phương ngoài phương án di dời, về lâu dài, phải bố trí tái định cư. UBND tỉnh Bình Định yêu cầu các địa phương không được lơ là chủ quan, cần chuẩn bị các phương án cụ thể để chủ động ứng phó với bão lũ. Với các khu vực đã xác định nguy cơ sạt lở cao, trong tình huống khẩn cấp, phải di dời để bảo đảm an toàn tính mạng người dân riêng các điểm sạt lở đất, triều cường, khu vực ngập, các địa phương phải lập phương án rất cụ thể từ chỉ huy, lực lượng, phương tiện, thuốc men, hậu cần… để kịp thời hỗ trợ. Riêng với tình trạng sạt lở núi ở huyện An Lao, phải cấm đường với các tuyến đường nguy cơ cao khi mưa lớn vì rất dễ xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét.

Những năm gần đây, Bình Định không ngừng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác cảnh báo thiên tai sớm để người dân chủ động ứng phó, phát huy tối đa hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” trong công tác di dời dân khỏi vùng nguy hiểm trước khi thiên tai xảy ra. Ngành chức năng Bình Định vừa cập nhật số liệu về nhà ở của trên 404.800 hộ gia đình trên địa bàn tỉnh. Số liệu thống kê cho thấy người dân Bình Định đã xây dựng được 169.409 nhà ở kiên cố;  gần 220.000 nhà bán kiên cố; trên 13.200 nhà thiếu kiên cố; và 2.451 nhà đơn sơ. Việc kiên cố nhà ở trong khu dân cư ở nông thôn Bình Định góp phần không nhỏ trong công tác di dời dân ứng phó với thiên tai khi xảy ra tình huống khẩn cấp.

Vào những mùa bão lũ, các địa phương đều bố trí khu vực di dời dân tập trung. Tuy nhiên, việc di dời xen ghép trong khu dân cư cho thấy rất thuận lợi. Những hộ dân ở trong những căn nhà thiếu kiên cố, nhà đơn sơ được di dời sang những căn nhà kiên cố trong khu dân cư hoặc trường học, nhà văn hóa xã, trụ sở xã sẽ đảm bảo các điều kiện sinh hoạt, giảm áp lực quản lý trong tổ chức di dời. Dữ liệu phân loại nhà ở trong khu dân cư góp phần giúp cho Bình Định hoàn thiện các phương án, kịch bản ứng phó với thiên tai. 

 

 

Thu Trang

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline