Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 14:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Bình Định: Phấn đấu giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai trong năm 2022

Thứ hai, 02/05/2022 20:05

TMO – Trong năm 2021, thiên tai trên thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến bất thường, với gần 380 trận thiên tai, làm 16.000 người chết, gây thiệt hại về kinh tế trên 343 tỷ USD. Trong nước, thiên tai diễn biến phức tạp, nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh chưa được phục hồi.

Mặc dù thiếu thốn về nguồn lực, song với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành, lực lượng vũ trang đã khắc phục khó khăn, đặc biệt là sự chủ động của các địa phương và cộng đồng nên thiệt hại do thiên tai gây ra giảm nhiều so với năm 2020 và các năm trước đó. Trong năm 2021, thiên tai đã làm 108 người chết và mất tích (giảm 70% so với năm 2020, gây thiệt hại về kinh tế trên 5.200 tỷ đồng (giảm 67% so với năm 2020).

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Bình Định đã ban hành các văn bản chỉ đạo kiên quyết; tổ chức kiểm tra kịp thời vùng bị ảnh hưởng khô hạn, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, ngập lũ; huy động nguồn lực để chủ động phòng, chống, ứng phó thiên tai. Triển khai xây dựng, nâng cấp các công trình cấp nước sạch trên địa bàn huyện Tây Sơn, Tuy Phước và Hoài Nhơn; tổ chức kiểm tra, đẩy nhanh tiến độ thi công 04 hồ chứa nước, 18,5 km kè biển, đê kè sông hoàn thành trước mưa lũ năm 2021; khẩn trương hoàn thành các dự án tái định cư tại TP. Quy Nhơn, huyện Tuy Phước, Phù Cát; chỉ đạo sơ tán dân về nơi an toàn, chằng chống nhà cửa, sắp xếp tàu thuyền neo đậu trú, tránh bão; điều tiết nước các hồ chứa giảm lũ cho vùng hạ lưu; thông thoáng dòng chảy tiêu thoát lũ; chỉ đạo cứu trợ thực phẩm, nước uống, gạo, hàng hóa sớm ổn định đời sống người dân; triển khai hàn khẩu đê điều, khắc phục giao thông nông thôn, kênh mương và nước sạch khôi phục sản xuất…

Bình Định sẵn sàng triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai năm 2022

Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều hạn chế như: việc thực hiện phương châm 4 tại chỗ, nhất là xây dựng lực lượng xung kích phòng chống thiên tai ở một số nơi còn mang tính hình thức, chưa phát huy tốt hiệu quả, khả năng ứng phó với tình huống thiên tai lớn còn hạn chế, bị động lúng túng, chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác khắc phục hậu quả triển khai còn chậm, không dứt điểm. Khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu trước sự tàn phá của bão, lũ; trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai còn hạn chế…

Để đạt mục tiêu giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, phấn đấu năm 2022 thiệt hại về người, về tài sản thấp hơn năm 2021, tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp: Đổi mới, nâng cao năng lực công tác theo dõi, giám sát, dự báo, cảnh báo thiên tai. Với phương châm phòng là chính, chỉ đạo từ sớm, từ xa, cần triển khai ngay công tác kiểm tra, rà soát phương án, kế hoạch phòng, chống thiên tai trên cả nước. Nâng cao chất lượng công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành, huy động và phối hợp lực lượng ứng phó với diễn biến thiên tai, sự cố. Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp thông tin về thiên tai đến từng người dân trong vùng bị ảnh hưởng. Rà soát, hoàn thiện pháp luật, xây dựng các chính sách xã hội hóa để động viên, khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp, người dân vào công tác phòng, chống thiên tai. 

 

Hoài An

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline