Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 19:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

[Biển đảo Việt Nam]: Thổ Chu – đảo tiền tiêu Tây Nam của Tổ quốc

Chủ nhật, 24/07/2022 13:07

TMO – Quần đảo Thổ Chu là đảo tiền tiêu nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc với 8 hòn đảo. Trong đó, lớn nhất là đảo Thổ Chu, đảo có diện tích khoảng 14 km2.

Đảo Thổ Chu (tên gọi khác là Thổ Châu thuộc tỉnh Kiên Giang) là xã đảo, cách TP. Rạch Giá, kiên Giang khoảng 100 hải lý, cách đảo Phú Quốc khoảng 100 km về phía Tây Bắc, cách đất liền hơn 220 km về phía Bắc. Điểm cao nhất của đảo so với mực nước biển là 164 m. Nơi đây có khu bảo tồn 99 loài san hô trên diện tích 22.400 ha.

Theo Đại tá Dương Đức Mười, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 152 (là Trung đoàn tham gia giải phóng, xây dựng xã đảo Thổ Chu - pv), do yêu cầu bảo vệ vùng biển đảo, tháng 8/1992 tiểu đoàn 561 được biên chế thêm các cụm chiến đấu và đổi tên Tiểu đoàn 561 thành đơn vị đảo Thổ Chu. Ngày 7/1/1995 quyết định của Bộ Tổng tham mưu nâng cấp đảo Thổ Chu lên đảo cấp 1. Đến ngày 7/4/2014 bàn giao đảo thuộc vùng 5 Quân chủng hải quân về QK9 và đổi tên thành trung đoàn 152, quân khu 9.

Chủ trương của UBND tỉnh Kiên Giang đưa người ra sinh sống trên đảo, nên tháng 4/1992, những hộ dân đầu tiên ra đảo theo các đợt, đợt 1 là 7 hộ gia đình. Lúc đầu người dân ra, chưa có chính quyền. Tiểu đoàn 561 đã hỗ trợ bà con sớm ổn định chỗ ở và chủ động giải quyết khó khăn của bà con trong đời sống và chủ động bố trí sỹ quan để dạy học cho các cháu đang tuổi đến trường ở các lớp 1,2,3,4. Đến ngày 24/4/1993 có quyết định thành lập xã đảo Thổ Chu thì tiểu đoàn 561 cũng như các đơn vị đảo Thổ Chu sau này tiếp tục hỗ trợ cấp uỷ chính quyền địa phương mọi mặt từ vật chất đến tinh thần, nề nếp, cấp uỷ chính quyền địa phương tiếp tục ổn định đến nay. Xã đảo hiện có khoảng 500 hộ dân với trên 1.800 nhân khẩu. Đời sống người dân trên đảo chủ yếu bằng các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản và hoạt động du lịch.

Hiện nay, đảo Thổ Chu đang được đầu tư xây dựng trạm y tế, bưu điện, trường mầm non, trường cấp 1, 2. Cùng với cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của xã Thổ Châu, trên đảo còn có các đơn vị đóng quân như: Trạm Ra đa 610, Tiểu đoàn 551, Vùng 5 Hải quân, Trạm Hải đăng thuộc Bộ GTVT, Đài Khí tượng thuỷ văn thuộc Bộ TN&MT, Trung đoàn 152 thuộc Quân khu 9, Đồn Biên phòng Thổ Châu, Trạm Cảnh sát biển thuộc Vùng Cảnh sát biển 4.

Thượng uý Nguyễn Như Quý, Chính uỷ Trạm Ra-đa 610, chia sẻ: “Những năm qua, đơn vị cùng với chính quyền địa phương hỗ trợ người dân về phát triển kinh tế và phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai. Lực lượng đóng quân trên đảo cùng với địa phương chung tay xây dựng nông thôn mới như làm lộ giao thông, bảo vệ môi trường xung quanh và chính sách an sinh xã hội. Những ngày lễ, Tết thăm hỏi, động viên gia đình nghèo, tham gia xây cất nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, gia đình chính sách, giúp bà con phần nào có cuộc sống ổn định, gắn bó lâu dài trên đảo”. Về giao thông đi lại từ đất liền ra đảo và ngược lại, hiện nay, cứ 5 ngày mới có 1 chuyến tàu ra đảo, do vậy, điều kiện sinh hoạt, ăn ở, đi lại của Nhân dân và các lực lượng trên đảo còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là mùa biển động. Tuy vậy, quân dân trên xã đảo luôn một lòng đoàn kết, nỗ lực xây dựng đảo ngày càng phát triển.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, người dân sinh sống trên đảo Thổ Chu đang tích cực phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản, biến nơi đây trở thành một ngư trường quan trọng tại vùng biển Tây Nam Tổ quốc. Không chỉ vậy, đảo Thổ Chu còn có tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái với nhiều bãi tắm rất đẹp như Bãi Ngự, Bãi Dong… hàng năm thu hút hàng vạn lượt du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng. Thương mại, dịch vụ du lịch nhờ đó cũng ngày một phát triển, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.

Đại diện UBND xã Thổ Châu cho biết, để có được sự thay da đổi thịt đó, ngoài sự nỗ lực của chính quyền và người dân mà còn có đóng góp quan trọng của các lực lượng vũ trang trên địa bàn. Các đơn vị đã hỗ trợ người dân an cư, lập nghiệp, chung sức cùng Nhân dân xã đảo trong xây dựng nông thôn mới, trợ giúp hộ nghèo, trở thành cánh tay vững chãi, cùng người dân bám biển, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã Thổ Châu tươi đẹp ngày một vững mạnh, phồn thịnh. Trong thời gian tới, đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thổ Châu sẽ tập trung phát huy tối đa mọi nguồn lực, triển khai tốt các chương trình đầu tư, hỗ trợ xây dựng cơ bản, phát triển sản xuất… để nâng cao đời sống cho người dân.

 

 

Phương Điền – Anh Thư (PV khu vực phía Nam)

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline