Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 06:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Bến Tre tập trung khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển

Thứ hai, 04/09/2023 12:09

TMO - Sạt lở bờ sông, bờ biển tại tỉnh Bến Tre đang diễn ra ngày càng nhanh. Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre yêu cầu các đơn vị chức năng của tỉnh khẩn trương triển khai tốt các dự án phòng, chống sạt lở đã được bố trí kinh phí.

Bến Tre là tỉnh nằm ở hạ lưu sông Mekong, với mạng lưới sông ngòi, kênh, rạch chằng chịt. Trong đó có 04 con sông chính là: sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên với tổng chiều dài khoảng 300km; có khoảng trên 120 km đường bờ biển và đường bờ vùng cửa sông, trong đó 65km tiếp giáp trực diện với biển Đông.

Trên địa bàn Bến Tre còn có 46 kênh, rạch chính nối các sông lớn thành một mạng lưới chằng chịt với tổng chiều dài hơn 2.367 km. Đặc điểm địa hình trên những năm qua tạo thuận lợi cho địa phương này phát triển giao thông thủy, khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh.

Tuy nhiên, những năm trở lại đây tác động của biến đổi khí hậu đang đặt ra thách thức lớn trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, phòng chống, ứng phó thiên tai, trong đó việc gia tăng mức độ nghiêm trọng, diễn biến phức tạp của tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển đòi hỏi địa phương này cần tiếp tục huy động nguồn lực, chủ động các phương án sẵn sàng ứng phó, hạn chế thấp nhất thiệt hại do tình trạng này gây ra. 

Sạt lở bờ sông Giao Hòa, xã Giao Long, huyện Châu Thành, Bến Tre. Ảnh: ĐH. 

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, toàn tỉnh có 104 điểm sạt lở bờ sông với tổng chiều dài khoảng 115 km, gây hư hại nhà ở, mất đất sản xuất của khoảng 700 hộ dân trong khu vực sạt lở; 8 điểm sạt lở bờ biển với tổng chiều dài khoảng 19 km, làm mất khoảng 200 ha đất và 54 ha rừng phòng hộ thuộc 3 huyện ven biển. Riêng 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh có 16 điểm bờ sông, bờ biển tiếp tục sạt lở thuộc các huyện Mỏ Cày Nam, Châu Thành, Mỏ Cày Bắc, Chợ Lách, Ba Tri, Bình Đại với tổng chiều dài sạt lở 6.774 m.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 16 khu vực bờ sông, bờ biển tiếp tục sạt lở thuộc các huyện Mỏ Cày Nam, Châu Thành, Mỏ Cày Bắc, Chợ Lách, Ba Tri, Bình Đại với tổng chiều dài 6.774 m. UBND tỉnh đã công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Mỏ Cày trên địa bàn thị trấn Mỏ Cày và xã Tân Hội (huyện Mỏ Cày Nam) với tổng chiều dài sạt lở khoảng 680 m. Nguyên nhân gây ra sạt lở là do đặc điểm địa hình của tỉnh Bến Tre có hệ thống sông ngòi dày đặc, bờ biển dài. Hiện tại, số điểm sạt lở bờ sông, bờ biển hầu như ít phát sinh mới so với số điểm sạt lở đã thống kê. Tuy nhiên, mức độ sạt lở có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn, sạt lở sâu hơn vào trong đất liền, chiều dài sạt lở tăng,...

Bờ biển xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đang bị sạt lở nghiêm trọng. 

Thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã triển khai các giải pháp để phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển như tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tổ chức và người dân về phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển; từng bước sắp xếp lại dân cư, di dời dân cư ra khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, kết hợp với tái định cư, ổn định đời sống cho người dân. Địa phương phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành 90% việc di dời các hộ dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở.

Cùng với đó, tỉnh kiểm soát hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông, khu vực ven biển, ngăn chặn khai thác cát sỏi trái phép, nhất là tại các khu vực đã được cảnh báo có nguy cơ sạt lở. Đồng thời, quản lý chặt chẽ vùng đất ven sông, ven biển không để xây dựng, nâng cấp nhà ở, công trình ven sông, ven biển làm tăng nguy cơ sạt lở, bị rủi ro do sạt lở. Từ năm 2020 đến nay, Bến Tre đã đầu tư xây dựng 22 dự án, công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển với tổng chiều dài 37 km, kinh phí thực hiện 1.143 tỷ đồng.

UBND tỉnh Bến Tre đề nghị những công trình nào các địa phương chủ động được nguồn vốn thì triển khai thi công; trong đó, tập trung xử lý sạt lở những công trình công cộng, khu dân cư tập trung trong điều kiện nguồn vốn của tỉnh có hạn. Ngoài ra, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre phối hợp với các địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình chống sạt lở bờ sông, bờ biển đang triển khai xây dựng.

Địa phương này đã tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân để người dân hiểu, cùng các cấp chính quyền thực hiện nhiều giải pháp phòng chống sạt lở như làm kè, trồng cây ven sông để bảo vệ nhà cửa, vườn cây. Nhà nước cũng bỏ ra kinh phí rất lớn để xây dựng các công trình phòng chống sạt lở nhưng tình trạng sạt lở còn phức tạp. Hiện nay, tỉnh còn 8 điểm khẩn cấp cần phải có giải pháp cấp bách để khắc phục với kinh phí hơn 2 nghìn tỷ đồng.

Thời gian tới, tỉnh Bến Tre sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp cấp bách và lâu dài, căn cơ; trong đó, tập trung triển khai thực hiện tốt tại các điểm sạt lở đã có dự án, kinh phí được phê duyệt; kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm thực hiện các dự án chống sạt lở do JICA tài trợ; đồng thời, tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong phòng chống thiên tai, sạt lở và đánh giá các dự án phòng chống sạt lở hiệu quả để nhân rộng. 

 

 

Minh Trí 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline