Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 18/01/2025 15:01
Thứ tư, 15/06/2022 08:06
TMO - Theo các chuyên gia khí tượng, từ nay đến cuối năm từ nay đến cuối năm, Biển Đông đón khoảng 10-12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, ảnh hưởng trực tiếp nước ta 4-6 cơn, đề phòng bão lớn, hướng di chuyển khó lường dồn dập.
Tại Hội nghị chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện-địa phương có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, thuộc các tỉnh, thành phố toàn quốc, năm 2022, ông Hoàng Văn Đại, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, từ nay đến hết năm 2022, hiện tượng ENSO sẽ tiếp tục duy trì ở trạng thái La Nina.
Cụ thể, trên Biển Đông sẽ có khoảng 10-12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta khoảng từ 4-6 cơn, thấp hơn đến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm. Đề phòng bão xảy ra dồn dập và có cường độ mạnh, hướng di chuyển phức tạp trong những tháng cuối năm.
Theo dự báo tại nước ta bão xảy ra dồn dập với cường độ lớn vào cuối năm 2022
Trong đó, bão và áp thấp nhiệt đới từ tháng 5-7/2022 có khả năng thấp hơn trung bình nhiều năm, sau đó từ tháng 8-11/2022 có xu hướng ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm.
Trong các tháng mùa mưa bão, lượng mưa ở Bắc Bộ diễn ra nhiều từ tháng 7-9/2022, với tổng lượng mưa cao hơn 15-30% so với trung bình nhiều năm, tháng 8/2022 cao hơn từ 5-15% so với trung bình nhiều năm.
Nắng nóng xuất hiện muộn, từ nay đến cuối năm, nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ tập trung nửa cuối tháng 6, tháng 7 và đầu tháng 8, nắng nóng không gay gắt, không kéo dài như năm 2021. Không khí lạnh khả năng hoạt động sớm trong khoảng tháng 10, tháng 11/2022.
Bên cạnh đó, đỉnh lũ năm 2022 trên các sông ở Bắc Bộ phổ biến cao hơn năm 2021. Các đợt lũ lớn phổ biến tập trung vào thời kỳ chính vụ mùa lũ, tháng 7- 8.
Từ tháng 6 đến tháng 12/2022, trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên xuất hiện các đợt lũ. Đỉnh lũ các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh ở mức báo động 1 (BĐ1)-BĐ2 và trên BĐ2, các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận, khu vực Tây Nguyên ở mức BĐ2-BĐ3, có sông trên BĐ3. Trên các sông suối nhỏ, vùng thượng lưu các sông nguy cơ xuất hiện lũ lớn; nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi các tỉnh trung du, miền núi.
Trong tháng 10 và tháng 11/2022, tại khu vực Nam Bộ sẽ xuất hiện 04 đợt triều ở mức cao: Đợt 1 từ ngày 8-11/10, Đợt 2 từ ngày 26-31/10, Đợt 3 từ ngày 6-12/11 và Đợt 4 từ ngày 23-29/11. Độ cao mực nước tại Vũng Tàu trong các đợt triều cường đều đạt trên 4,0m.
Các đợt triều cường trong tháng 11/2022 nếu trùng vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc có cường độ mạnh tràn xuống phía Nam, khu vực trũng, thấp ở cửa sông ven biển, vùng ven biển chịu ảnh hưởng của thủy triều tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ sẽ có nguy cơ ngập, lụt.
Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2022, thiên tai ở nước ta diễn biến bất thường, mưa lớn trái quy luật từ ngày 30/3 đến 2/4 tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa; hay đợt mưa từ ngày 21/5 đến 24/5 ở Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ, với lượng mưa phổ biến từ 200 đến 400mm, có nơi tập trung đến 464mm/ngày, gây ngập lụt ở nhiều tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh… Lũ trên một số tuyến sông có đê như sông Cầu, Cà lồ, Phó Đáy, sông Tích đã vượt mức báo động 2...
Ngày 12/6/2022, các hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La phải mở cửa xả đáy. Tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, khó lường, đặt ra yêu cầu cao việc bảo đảm an toàn đê điều, hồ chứa, góp phần bảo vệ tính mạng, tài sản Nhà nước, nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội bền vững.
Công tác đảm bảo an toàn mùa mưa lũ tại các địa phương cần là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu
Trước dự báo trên, công tác đảm bảo an toàn mùa mưa lũ cần đặc biệt được chú trọng. Trong đó, hệ thống đê điều là công trình đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn lũ, chống bão, góp phần bảo vệ tính mạng, tài sản và phát triển kinh tế, xã hội bền vững.
Tuy nhiên, theo thống kê từ Tổng cục Khí tượng Thủy văn, hiện nay toàn quốc có 2.741km đê từ cấp III đến đặc biệt, hiện còn 242 trọng điểm xung yếu và hơn 7.600 vụ vi phạm pháp luật về điều chưa được xử lý.
Vì thế, việc tăng cường tăng cường tính chủ động, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều và hộ đê phòng lụt tại các địa phương phải đặc biệt được chú trọng.
Thu Minh
Bình luận