Hotline: 0941068156

Thứ tư, 14/05/2025 10:05

Tin nóng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Thứ tư, 14/05/2025

Bảo vệ vành đai xanh cho vùng cửa sông, ven biển

Thứ hai, 21/02/2022 15:02

TMO - Rừng ngập mặn tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được ví như vành đai xanh bảo vệ những vùng cửa sông, ven biển. Tuy nhiên, những năm gần đây diện tích rừng ngập mặn đang suy giảm. Do đó, việc bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn trở thành nhiệm vụ cấp bách được địa phương này quan tâm thực hiện để hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 5.000ha diện tích rừng ngập mặn, trong đó tập trung nhiều nhất là huyện Côn Đảo, TX. Phú Mỹ và TP. Vũng Tàu. Tuy nhiên, diện tích rừng ngập mặn cũng đang bị suy giảm do nhiều nguyên nhân trong đó có tình trạng phá rừng ngập mặn. 

Các hộ dân sinh sống gần rạch Cây Cháo, một nhánh của sông Mỏ Nhát (thị xã Phú Mỹ) cho biết, gần đây, do diện tích rừng ngập mặn ở khu vực này bị chết khá nhiều và nguồn nước bị ô nhiễm nên tỷ lệ sống của các loài thủy sản như tôm, cua chỉ đạt 20-50%. 

Hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Côn Đảo

Hiện nay thực vật tại rừng ngập mặn Côn Đảo có khoảng 46 loài cây được định danh, trong đó có 35 loài thực vật thân gỗ, năm loài thân bụi, và 6 loài thân leo. Nhiều nhất phải kể đến các cây họ đước. Rừng ngập mặn Côn Đảo là một trong những khu rừng nguyên sinh hiếm hoi còn lại của Việt Nam. Tuy nhiên, diện tích rừng này cũng đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác thủy sản, các loại chất thải như dầu mỡ cặn, túi ni lông... từ cửa sông đẩy ra.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, rừng ngập mặn ở Bà Rịa-Vũng Tàu có tác dụng chống xói lở ở các vùng cửa sông, ven biển, đồng thời ngăn chặn được tình trạng xâm nhập mặn sâu vào đất liền. Ngoài ra, rừng ngập mặn còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, hạn chế bão lũ, triều cường, chống lại biến đổi khí hậu. Diện tích rừng này cũng mang lại các giá trị cho đời sống như: nuôi trồng thủy sản, cung cấp dược liệu, chất đốt, nguyên liệu cho công nghiệp, tạo cảnh quan cho du lịch...

Bảo vệ diện tích rừng ngập mặn góp phần chống xói lở các vùng cửa sông, khu vực ven biển

Tuy nhiên, những năm gần đây, diện tích rừng ngập mặn trên địa bàn tỉnh đang bị suy giảm do nạn phá rừng ngày càng tăng và các khu công nghiệp, cơ sở chế biến hải sản ven sông xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường đã làm cho hệ sinh thái rừng ngập mặn ngày càng bị thu hẹp.

Trong thời gian qua, để bảo vệ và phát huy hiệu quả những giá trị các vùng đất ngập nước nói chung và rừng ngập mặn nói riêng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, chú trọng đến công tác trồng rừng ngập mặn, thực hiện quan trắc môi trường nước biển định kỳ để kiểm soát được chất lượng nguồn nước... Bên cạnh đó, tỉnh đã tổ chức trồng thêm 130ha rừng ngập mặn tại các địa phương như TP. Vũng Tàu, TX. Phú Mỹ, huyện Côn Đảo… với 2 loại cây chủ yếu là đước và gõ đỏ với tổng kinh phí thực hiện gần 2,5 tỷ đồng.

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đặc biệt ưu tiên công tác trồng rừng ngập mặn

Để phát huy tiềm năng của rừng ngập mặn, Sở NN&PTNT đề xuất chủ trương rà soát, thống kê lại toàn bộ các khu rừng ngập mặn ven biển, dọc hạ nguồn các sông (sông Cỏ May, sông Rạng, sông Dinh, Chà Và, Rạch Tranh, Mỏ Nhát...); các vịnh cửa biển (vịnh Ông Bền, vịnh Gành Rái...) và các vùng rừng ngập mặn còn để hoang hóa hoặc chỉ nuôi thủy sản quảng canh để làm cơ sở thống kê diện tích sử dụng cho các mục đích khác nhau. Từ đó, phân loại chi tiết, làm căn cứ để có các phương án kêu gọi đầu tư tái tạo các khu rừng ngập mặn đã bị khai thác; kêu gọi người dân liên kết hợp tác làm du lịch cộng đồng trên cơ sở cùng hưởng lợi.

Đối với các khu rừng ngập mặn hiện hữu thì lập phương án và kế hoạch khai thác với mức độ vừa phải, trên cơ sở vừa khai thác du lịch, khai thác từ nuôi trồng thủy sản vừa tôn tạo bổ sung, tạo sinh kế cho người dân tham gia chuỗi du lịch...

Theo Sở NN&PTNT tỉnh, rừng ngập mặn ở Bà Rịa-Vũng Tàu  chủ yếu nằm ven các con sông lớn, gần với rừng Sác (huyện Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh) nên rất thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh  đã hình thành một số tour tham quan rừng ngập mặn bằng ca nô và thưởng thức các món hải sản biển liên thông giữa các khu rừng ngập mặn của tỉnh  Bà Rịa-Vũng Tàu và TP.Hồ Chí Minh. Do vậy, việc bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn không chỉ bảo vệ các vùng cửa sông, ven biển mà còn còn góp phần phát triển du lịch, thu hút du khách đến với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

 

 

Nguyễn Ngọc

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline