Hotline: 0941068156

Thứ năm, 26/12/2024 18:12

Tin nóng

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

Thứ năm, 26/12/2024

Bảo vệ môi trường bền vững nhờ kết hợp chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

Thứ hai, 09/12/2024 06:12

TMO - Để tiến tới phát triển tuần hoàn, bền vững, việc chuyển đổi xanh gắn với chuyển đổi số trở thành yếu tố quan trọng, cấp thiết trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại Việt Nam hiện nay.

Thời gian qua, Bộ Tài  nguyên và Môi trường (TN&MT) đã quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, dự án lớn về chuyển đổi số; xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu TN&MT, trọng tâm là cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, góp phần tích cực vào chuyển đổi số quốc gia. Trong bối cảnh vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu ngày càng trở nên gay gắt và tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt, thì chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp là phương thức phát triển kinh tế bền vững.

Chỉ khi kết hợp hài hòa giữa chuyển đổi xanh và chuyển đổi số, Việt Nam mới có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao chất lượng môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ mai sau. Lãnh đạo Bộ TN&MT nhận định, trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, chuyển đổi tuần hoàn, chuyển đổi xanh và chuyển đổi số đang trở thành yếu tố sống còn để Việt Nam tiến tới phát triển bền vững, hội nhập sâu rộng với thế giới.

Do đó, các lãnh đạo, công chức, viên chức cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần chủ động, quyết liệt xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật về chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, dịch vụ công trực tuyến của ngành. Đồng thời hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao của Đề án 06/CP về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 - kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đồng thời cải cách hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình để giải quyết thủ tục hành chính thực chất, hiệu quả, làm hài lòng người dân, doanh nghiệp...Lãnh đạo Bộ TN&MT còn đề cập đến việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường, kết nối, vận hành, sử dụng trong công tác hàng ngày để bảo đảm “đúng, đủ, sạch, sống” theo định hướng của Chiến lược dữ liệu quốc gia và quy định của Luật Dữ liệu đang được Quốc hội xem xét thông qua.

Trong đó, trọng tâm là hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai các địa phương hoàn thành năm 2025 theo Luật Đất đai 2024; bảo đảm hạ tầng số, các nền tảng số dùng chung đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số; bảo đảm an toàn thông tin, bảo vệ an ninh mạng. Thời gian qua, Bộ TN&MT đã quan tâm, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, dự án lớn về chuyển đổi số; xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường.

Cụ thểm, cả nước đã cung cấp được 4.463 dịch vụ công trực tuyến trong tổng số 6.406 khu vực hành chính (chiếm 69,6%) (Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cung cấp 77 dịch vụ công trực tuyến); có 146 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương được cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Lãnh đạo Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ TNMT (Bộ TN&MT) đánh giá, thời gian qua, các đơn vị của ngành tài nguyên và môi trường đã xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đồng bộ, thống nhất.

Hạ tầng số, nền tảng số được hiện đại hóa, sử dụng chung; an toàn thông tin được bảo đảm. Công tác chỉ đạo, điều hành được triển khai phổ biến trên môi trường số; cung cấp dịch vụ công trực tuyến giải quyết thủ tục hành chính của ngành đã được cải thiện...Tuy nhiên, các chuyên gia, nhà khoa học cũng thẳng thắn chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục.

Chuyển đổi số kết hợp chuyển đổi xanh góp phần phát triển lĩnh vực tài nguyên môi trường theo hướng tuần hoàn, bền vững. (Ảnh minh hoạ). 

Đó là công tác xây dựng chính sách, quy định cho chuyển đổi số còn chưa theo kịp thực tiễn; các quy trình làm việc nội bộ, hồ sơ, thủ tục… chậm được chuyển đổi thực sự trên môi trường số. Vẫn còn nhiều công việc gắn với giấy tờ, công tác xây dựng, hoàn thiện, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu tại Trung ương và các địa phương còn hạn chế... Để đảm bảo cung cấp dịch vụ công trực tuyến từ số lượng sang chất lượng, đáp ứng yêu cầu, Lãnh đạo Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) cho rằng, việc cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến tuy đã ở mức độ cao, nhưng cần tiếp tục cải thiện nhiều mặt.

Việc này nhằm tăng tỷ lệ toàn trình, tiến tới thực hiện cấp phép tự động dựa trên dữ liệu, tạo thuận lợi, làm hài lòng người dân, doanh nghiệp để tăng tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Chuyển đổi số là quá trình tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp và xã hội, thay đổi cơ bản cách làm việc và sống. Việc áp dụng công nghệ số không chỉ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động mà còn mở ra các cơ hội mới cho tăng trưởng kinh tế.

Các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), và dữ liệu lớn (Big Data) giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý, giảm chi phí và tăng năng suất. Chính phủ số và các dịch vụ công trực tuyến giúp cải thiện sự tương tác giữa nhà nước và công dân, đồng thời tăng cường tính minh bạch và hiệu quả. Tuy nhiên, việc tăng cường sử dụng công nghệ số đi kèm với nguy cơ về an ninh mạng và bảo mật dữ liệu, cũng như sự chênh lệch về khả năng tiếp cận và sử dụng công nghệ giữa các khu vực và nhóm dân cư khác nhau cần được giải quyết để đảm bảo tăng trưởng bao trùm.

Chuyển đổi xanh là quá trình thay đổi phương thức phát triển kinh tế theo hướng bền vững hơn, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Lợi ích của việc kết hợp chuyển đổi số với chuyển đổi xanh bao gồm bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ hệ sinh thái và giảm ô nhiễm môi trường, sẽ tạo ra các cơ hội kinh tế mới trong các ngành công nghiệp xanh như năng lượng tái tạo, công nghệ sạch và quản lý tài nguyên hiệu quả…/.

 

Khánh Ly

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline