Hotline: 0941068156

Thứ ba, 01/07/2025 17:07

Tin nóng

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Bình Dương: Điệp phèo heo hơn 100 tuổi trong trường học được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 01/07/2025

Bảo tồn nghệ thuật khèn Mông nơi vùng cao Trạm Tấu

Thứ ba, 03/06/2025 14:06

TMO - Khèn Mông là biểu tượng văn hóa độc đáo của đồng bào Mông ở vùng cao Tây Bắc. Tại huyện Trạm Tấu, những tiếng khèn vẫn vang lên trong những dịp Lễ quan trọng. Do đó, nỗ lực bảo vệ và phát huy những giá trị của đồng bào dân tộc Mông là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo tồn lịch sử văn hoá của tỉnh Yên Bái.

Theo người dân tộc Mông, họ gọi tiếng khèn là Krềnh. Khèn Mông là một loại nhạc cụ đa thanh, là thanh âm của núi rừng. Khèn Mông được sử dụng rất đa dạng theo từng hoàn cảnh khác nhau như trong những dịp lễ, tết, chúc mừng, ngoại giao đón khách, cưới xin… tiếng khèn vang vọng khắp đại ngàn rừng núi. Người Mông sử dụng khèn để đệm hát trong những ngày lễ truyền thống, cho người hát các bài dân ca, có khi bắt nhịp cho các vũ điệu mạnh mẽ, sử dụng trong những ngày vui.

Để làm được cây khèn như ý phải qua nhiều công đoạn cùng với sự tỉ mẩn và tài hoa của bàn tay người thợ. Cây khèn tốt khi thổi lên phải thấy được nỗi lòng của người thổi lẫn người làm ra nó. Theo người dân địa phương chia sẻ, khi làm khèn phải thật sự yêu thích nó mới có thể làm ra một cây khèn ưng ý. Khèn Mông chỉ có 6 ống ngang nhưng thổi được 7 nốt trên khuông nhạc. Ống lớn nhất và cũng là ngắn nhất có vai trò giữ nhịp. Các ống còn lại tùy theo kích thước to nhỏ mà có âm thanh khi trầm khi bổng, khi réo rắt lúc dồn dập, lúc xuống thấp, lúc cao vút như đang trên đỉnh núi.

Để làm được khèn Mông, phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ. (Ảnh: BDTPT).

Tại Yên Bái, huyện Trạm Tấu là một trong những địa bàn có đông đồng bào Mông sinh sống. Đây cũng là vùng đất mà điệu khèn ngân vang khắp nương rẫy, rộn ràng trong các lễ hội truyền thống như Gầu Tào, Tết Mông... Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại, sự thay đổi trong nhận thức của giới trẻ cùng ảnh hưởng từ các loại hình giải trí mới đang khiến số người biết và sử dụng khèn ngày càng ít.

Trước nguy cơ đó, những người “già làng” cùng các cơ quan văn hóa đã có những bước đi tích cực nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của khèn Mông. Một trong những giải pháp thiết thực là tổ chức các lớp truyền dạy khèn cho thanh thiếu niên người Mông ngay tại các bản làng. Dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân, lớp trẻ được học cách chế tác, thổi và biểu diễn khèn đúng chuẩn truyền thống.

Tiếng khèn Mông có mặt trong mọi sự kiện quan trọng của đồng bào dân tộc Mông. (Ảnh minh hoạ).

Cùng với việc hướng dẫn thổi khèn, các động tác múa khèn của người Mông nơi đây cũng được truyền lại một cách rất phong phú, đa dạng. Theo thống kê có khoảng 30 động tác, tổ hợp múa khèn như: nhảy đưa chân, nhảy lưới, quay đổi chỗ, quay tại chỗ, quay di động, vờn khèn, quay cầu, quay gót, chọi gà... Trong đó chủ đạo là quay hất gót tại chỗ và quay hất gót di động trên vòng quay lớn rồi thu hẹp dần theo hình xoáy ốc.

Tiếng khèn của người Mông không chỉ được sử dụng tại gia đình vào những ngày đặc biệt mà nó còn cất lên trong những dịp hội hè, trong những buổi giao lưu thắm tình bè bạn. Trong đời sống văn hoá, tâm linh, tiếng khèn, cây khèn đi theo suốt cuộc đời của mỗi người Mông, hiện diện trong lúc vui nhất, lúc buồn nhất của mỗi gia đình.

Với những ý nghĩa đó, tiếng khèn Mông không chỉ là biểu tượng âm nhạc, mà còn là sợi dây kết nối giữa con người và bản sắc, giữa truyền thống và hiện tại. Tại Trạm Tấu, việc bảo tồn khèn Mông chính là giữ lại âm thanh của cội nguồn, gìn giữ ngọn lửa văn hóa đang dần bùng lại giữa nhịp sống hiện đại. Những nỗ lực từ cộng đồng, nghệ nhân, chính quyền địa phương chính là động lực giúp tiếng khèn không bị lãng quên tiếp tục được ngân vang giữa đại ngàn Tây Bắc, trở thành một khúc ca bền bỉ của người Mông nơi rẻo cao.

 

 

Thuý Nga

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline