Hotline: 0941068156

Thứ hai, 29/04/2024 05:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 29/04/2024

Báo động tình trạng sụt lún, sạt lở nghiêm trọng tại vùng ngọt hóa Cà Mau

Thứ bảy, 17/02/2024 05:02

TMO - Mùa mưa kết thúc sớm, hạn kéo dài, những con kênh bắt đầu cạn nước thì khắp nơi ở vùng ngọt huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) bắt đầu xảy ra tình trạng sụt lún đất, gây thiệt hại nghiêm trọng hạ tầng giao thông nông thôn, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, lưu thông...

Theo báo cáo của UBND huyện Trần Văn Thời, tính đến ngày 15/2, trên địa huyện này đã xảy ra sụt lún, sạt lở đất tại 111 vị trí ở 39 tuyến đường, với tổng chiều dài hơn 4.000 m, ước tính thiệt hại hơn 2,5 tỉ đồng. Hiện tượng sụt lún này từng xảy ra vào mùa khô các năm 2016 - 2017 và 2019 - 2020. Cụ thể, đêm 3/2 vừa qua, tuyến lộ thuộc Kinh Cơi 4 - Quảng Hảo ở ấp Bình Minh 2, xã Trần Hợi bị sụt lún một đoạn dài. Đây là 1 trong 3 vị trí sụt lún đất trên tuyến lộ này đến thời điểm hiện nay. Còn tại bờ kênh So Le - Công Nghiệp ở Ấp 12, xã Khánh Bình Đông bị sạt lở tuyến bờ, nguy cơ ảnh hưởng đến phần lộ đã được bồi đắp, địa phương đã khắc phục bước đầu nhằm bảo vệ tuyến lộ nông thôn.

Các con sông, rạch ở vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời đã khô cạn nước. Ảnh: BTP. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt lở, sụt lún đất do thời tiết năm 2023 diễn biến bất thường, thời điểm những tháng cuối năm vẫn còn xảy ra mưa lớn, gây ngập úng cục bộ ở một số nơi. Huyện phải cho xổ cống để xả nước ở mức hạn chế nhằm đáp ứng nhu cầu người dân, nhưng mực nước hạ xuống rất nhanh. Ngoài ra, do nắng hạn nên việc bốc hơi nước diễn ra nhanh, cộng với việc bơm tát nước phục vụ sản xuất làm cho các tuyến kênh, rạch vùng ngọt đều khô cạn. Trong khi đó, cao độ đáy kênh sâu, sự chênh lệch độ cao giữa mặt đường và mực nước hiện rất lớn, dẫn đến sụt lún.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, trạng thái El Nino năm 2024 sẽ lặp lại và khả năng kéo dài đến hết quý I. Do ảnh hưởng bởi El Nino, trong các tháng mùa khô ít có xảy ra mưa trái mùa, do vậy tình hình hạn hán được dự báo gay gắt hơn mọi năm, nên nhiều khả năng gây ra tình trạng sụt lún đất trên các tuyến kênh ngày càng nghiêm trọng ở vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời Cà Mau.

Nhận định thời gian tới tình trạng khô hạn tiếp tục kéo dài thì việc sụt lún, sạt lở tuyến đường Co Xáng - Tắc Thủ - Đá Bạc sẽ tiếp tục diễn ra nặng nề như năm 2020, do đó trước mắt, UBND tỉnh đề xuất một số giải pháp như đắp đất tạo phản áp tại một số vị trí có nguy cơ sạt lở. Về giải pháp lâu dài, UBND tỉnh sẽ tiếp tục kiến nghị Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương quan tâm đầu tư các công trình tiếp nguồn cho tỉnh Cà Mau với việc đưa nước ngọt từ sông Hậu về Cà Mau thông qua hệ thống trạm bơm, việc tiếp ngọt sẽ thực hiện vào thời điểm cuối tháng 12 năm trước, đầu tháng 1 năm sau cho vùng U Minh Hạ (Tiểu vùng II và III Bắc Cà Mau trên địa bàn huyện U Minh và Trần Văn Thời với diện tích là 90.000 ha), chủ yếu bơm nước ngọt vào hệ thống kênh, rạch, bởi khi sản xuất vụ 2, nguồn nước mưa trên các tuyến kênh đã vơi dần.

Tuyến giao thông nông thôn ở xã Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời) vừa xảy ra sụt lún. Ảnh: BTP. 

UBND tỉnh chỉ đạo chính quyền địa phương phải thực hiện tốt các giải pháp phòng ngừa đã được khuyến cáo; tiến hành gia cố chân đê; cắt, tỉa hoặc đốn hạ những cây thân gỗ lớn trên tuyến lộ có nguy cơ sụt lún. Thực hiện giảm tải các tuyến lộ; giảm tải trọng xe lưu thông trên tuyến đê biển Tây từ 8 tấn xuống 5 tấn nhằm giảm nguy cơ sụt lún tuyến đê do hạn hán, thiếu nước.

Chính quyền địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước ở các kênh theo khuyến cáo của Viện Khoa học thuỷ lợi miền Nam. Chú trọng vận động nhân dân tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống sạt lở, sụt lún đất; cần hạn chế tối đa việc lấy nước ngọt tại các kênh rạch ven đường giao thông, đê biển, đê bao, bờ bao. Quản lý chặt chẽ việc lấy nước ngọt tại các kênh, sông, rạch có tuyến lộ giao thông quan trọng, nguy hiểm dễ bị sạt lở. UBND huyện Trần Văn Thời xây dựng kế hoạch hỗ trợ người dân trong thu hoạch diện tích lúa còn lại, cũng như quản lý chặt các phương tiện vận chuyển hàng hoá, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, tránh bị ép giá sau khi thu hoạch. Khẩn trương rà soát dự án khu tái định cư tại Sào Lưới, xã Khánh Bình Tây Bắc nhằm triển khai thực hiện hiệu quả.

UBND tỉnh đồng thời chỉ đạo Sở Giao thông vận tải cử cán bộ chuyên môn phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành khảo sát toàn tuyến và đưa ra giải phòng ngừa sụt lún; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo cho cơ quan chuyên môn tăng cường kiểm tra, giám sát các công trình, thực hiện các biện pháp cần thiết như duy tu, sửa chữa cũng như gia cố các công trình, vị trí xung yếu có nguy cơ cao xảy ra sụt lún

Trước đây, vùng ngọt huyện Trần Văn Thời từng 2 lần xảy ra hạn hán nặng vào mùa khô 2015-2016 và 2019-2020. Tại các năm nêu trên, hầu hết các kênh, rạch ở huyện Trần Văn Thời bị khô cạn, gây nên tình trạng sụt lún làm hư hỏng rất nhiều tuyến giao thông trọng yếu và giao thông nông thôn. Chưa tính thiệt hại về cây trồng, vật nuôi bị giảm năng suất do khô hạn gây nên.

 

 

Lê Thơm 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline