Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 20/12/2024 08:12

Tin nóng

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Thứ sáu, 20/12/2024

Bảo đảm nguồn cung xăng dầu dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Thứ năm, 19/12/2024 19:12

TMO – Chính phủ yêu cầu tăng cường công tác quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn cung, các hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép gia súc, gia cầm và các sản phẩm liên quan, nhất là tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới.

Tại Chỉ thị mới đây về tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát tình hình thị trường, chủ động chỉ đạo các địa phương có phương án chuẩn bị nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao, bảo đảm chất lượng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá bất hợp lý; phối hợp, chỉ đạo các địa phương triển khai các Chương trình bình ổn thị trường, các hoạt động kết nối cung cầu, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, về khu công nghiệp, vùng sâu, vùng xa; chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết Nguyên đán có kế hoạch bảo đảm nguồn hàng, cung ứng liên tục, đầy đủ cho thị trường với giá hợp lý; chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Bộ Công Thương cần đảm bảo nguồn cung xăng dầu, đặc biệt dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025.

Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường cả nước triển khai thực hiện Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về đầu cơ găm hàng, niêm yết giá, thương mại điện tử, kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, chú trọng các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức có hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại tại các khu vực biên giới, cảng hàng không, các kho hàng, điểm tập kết hàng hóa.

Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp với các đơn vị chuẩn bị phương án vận hành hệ thống điện an toàn, đảm bảo cung ứng điện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm trong các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu dùng; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Chính phủ giao Bộ Tài chính theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường nhất là những hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, kịp thời chỉ đạo và có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, nhất là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; tập trung kiểm tra, tuần tra chặt chẽ tại các tuyến và địa bàn trọng điểm, các mặt hàng nhập lậu, hàng giả thường có xu hướng gia tăng trong dịp cuối năm và Tết (như chất nổ, pháo, vũ khí; hàng hóa vi phạm môi trường; các mặt hàng phục vụ nhu cầu tăng cao trong dịp Tết như thuốc lá, rượu bia, gia cầm, gạo, thực phẩm...).

Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2024 - 2025; phối hợp với các địa phương triển khai phương án phòng, chống thiên tai, nhất là rét đậm, rét hại, sương muối, mưa đá, hạn hán, xâm nhập mặn; xây dựng các kịch bản và chuẩn bị vật tư, trang thiết bị cây trồng, con giống… phục vụ sản xuất, sẵn sàng ứng phó kịp thời khi có dịch bệnh, thiên tai xảy ra để bảo đảm ổn định đời sống, khôi phục sản xuất.

Các địa phương khu vực miền Bắc cần chủ động các phương án ứng phó với nguy cơ rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương và các địa phương bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng nông sản, thực phẩm nhất là các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Tăng cường công tác quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn cung, các hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép gia súc, gia cầm và các sản phẩm liên quan, nhất là tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới.

Với Bộ Y tế, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng, chống Sởi, Sốt xuất huyết; các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát trong mùa Đông Xuân và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi có khả năng xâm nhập vào nước ta. Đồng thời, tổ chức tốt công tác khám, chữa bệnh, thực hiện ứng trực 24/24 giờ; chủ động các phương án bảo đảm đủ cơ số thuốc, máu, dịch truyền, vật tư, hóa chất, thiết bị y tế, ô xy y tế; chuẩn bị phương án cấp cứu trong các sự kiện tập trung đông người; bố trí cơ số giường bệnh, phương tiện, sẵn sàng đáp ứng, phục vụ công tác điều trị, cấp cứu, nhất là cấp cứu tai nạn giao thông, cháy nổ, thương tích, ngộ độc thực phẩm và điều trị người bệnh mắc các bệnh truyền nhiễm trong dịp Tết.

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác điều tiết, tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Nguyên đán, không để xảy ra tình trạng người dân chậm về quê ăn Tết do không có phương tiện vận chuyển; tăng cường kiểm tra việc thực hiện kê khai, niêm yết giá cước vận tải, giá vé tàu, xe theo quy định; tổ chức vận chuyển hàng hóa thông suốt trước, trong và sau dịp Tết, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biển đảo. Phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông và khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông nhất là các tuyến kết nối khu vực Hà Nội, TP. HCM, đầu mối giao thông lớn (nhà ga, sân bay, bến cảng…) và khu vực tổ chức Lễ hội xuân. Yêu cầu các đơn vị vận tải tuân thủ quy tắc giao thông, phòng ngừa tai nạn trên đường đèo dốc, tại các đường ngang đường sắt; thường xuyên kiểm tra, ngăn ngừa lái xe vi phạm về nồng độ cồn, ma tuý; tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự tại các cảng hàng không, nhà ga, bến xe; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về chở quá số người, tăng giá vé trái quy định; tăng cường các điều kiện để bảo đảm cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra sự cố, tai nạn.

Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức tấn công, trấn áp tội phạm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, tập trung đấu tranh, triệt phá các đường dây, băng nhóm tội phạm, nhất là tội phạm trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm sử dụng vũ khí nóng, gây án đặc biệt nghiêm trọng, tội phạm liên quan đến "tín dụng đen", tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất hàng giả, tội phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm ma túy; phát hiện và xử lý nghiêm các loại tệ nạn xã hội. Chủ động đấu tranh, ngăn chặn không để diễn ra tình trạng sử dụng pháo nổ trái phép trong dịp Tết.

Đáng chú ý, Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền, quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện nghiêm các quy định về văn hóa công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, phòng chống tham nhũng. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; hướng dẫn các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng thực hiện tốt các quy định của pháp luật, tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục tập quán tốt đẹp của từng địa phương, vùng, miền; không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi về tâm linh tại các cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng; không để các đối tượng lợi dụng, tuyên truyền, kích động tụ tập đông người, gây phức tạp về an ninh trật tự.

Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức các hoạt động thăm hỏi, chăm lo đến các gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, các hộ nghèo, đồng bào tại các địa phương bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Chính quyền các địa phương căn cứ vào tình hình thực tiễn, khả năng, điều kiện của địa phương quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong Nhân dân, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, không sử dụng ngân sách nhà nước theo đúng quy định. Tiếp tục thực hiện nghiêm công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định, bảo đảm các hoạt động lễ hội, vui xuân, kỷ niệm ngày truyền thống, tổng kết năm, gặp mặt, hội nghị, Tết trồng cây… thiết thực, an toàn, tiết kiệm, không lãng phí, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục tập quán của từng địa phương.

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước tăng cường công tác phòng, chống lãng phí, tiêu cực; thực hiện nghiêm việc không tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không tổ chức đoàn của Trung ương thăm, chúc Tết cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố; nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định cho hoạt động lễ hội, vui chơi…; không sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông; không tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cán bộ lãnh đạo các cấp chỉ được dự lễ chùa, lễ hội khi được phân công. Tăng cường quán triệt, chỉ đạo, phát hiện, ngặn chặn, xử lý nghiêm các hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà cho doanh nghiệp, người dân trong giải quyết công việc, tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra…/.

 

 

THANH BÌNH

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline