Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 10/05/2025 10:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ bảy, 10/05/2025

Bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, sẵn sàng ứng phó với thiên tai

Thứ bảy, 02/07/2022 06:07

TMO - Theo đánh giá của Tổng cục Phòng, chống thiên tai, từ đầu năm 2022 đến hết tháng 6, thiên tai diễn biến bất thường, cực đoan tại nhiều vùng miền trên cả nước. Vì vậy, cùng với việc triển khai nhiều giải pháp thì việc bảo đảm an toàn hệ thống đê điều tại các địa phương phải được ưu tiên hàng đầu.

Ngày 1/7, tại thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tập huấn kỹ thuật hộ đê, phòng chống thiên tai cho lực lượng chuyên trách quản lý đê điều các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt.

Theo báo cáo trong 6 tháng đầu năm 2022, đã xảy ra 74 trận mưa lớn, sạt lở đất; 77 trận giông lốc, sét; 26 vụ sạt lở bờ sông; 113 trận động đất. Trong đó, có 95 trận tại H.Kon Plông, Kon Tum, và 2 đợt rét đậm, rét hại trên diện rộng.Đặc biệt, hai đợt mưa lũ sớm trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình trong tháng 5 và 6 gây ngập lụt diện rộng; các hồ Tuyên Quang, Sơn La, Hòa Bình phải mở cửa xả đáy điều tiết lũ.

Mưa lũ đầu năm gây thiệt hại nặng nề tại nhiều địa phương. Ảnh: PN 

Hậu quả, thiên tai trong 6 tháng đầu năm đã làm 64 người chết và mất tích, gây thiệt hại về kinh tế khoảng 3.900 tỉ đồng. Ngoài ra, cả nước hiện có 2.741 km đê từ cấp 3 đến cấp đặc biệt, nhưng vấn đề đáng lo ngại hiện nay là còn 242 trọng điểm xung yếu, và hơn 7.600 vụ vi phạm pháp luật về đê điều chưa được xử lý dứt điểm.

Đặc biệt trong những ngày đầu tháng 6/2022, mặc dù mới bước vào đầu mùa mưa lũ, tuy nhiên Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã phải ban hành nhiều công điện chỉ đạo vận hành các hồ chứa thủy điện Hoà Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Lai Châu, để bảo đảm an toàn hồ đập và vùng hạ du.

Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết, theo dự báo lượng mưa từ tháng 7 - 9 tại khu vực phía Bắc sẽ cao hơn trung bình nhiều năm từ 15 - 30%. Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ cũng cao hơn từ 15 - 40% so với trung bình nhiều năm. Từ đó, các địa phương cần phải chủ động các phương án, sẵn sàng ứng phó với thiên tai trong thời gian tới.

Nhiệm vụ bảo vệ đê điều phải được các địa phương đặc biệt chú trọng nhằm giảm thiếu tối đa thiệt hai từ thiên tai 

Nhằm bảo an toàn hệ thống đê điều, sẵn sàng ứng phó tình huống bất lợi nhất, Tổng cục Phòng, chống thiên tai quán triệt nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều các tỉnh, thành phố trong 6 tháng cuối năm 2022 là khẩn trương kiện toàn lực lượng, thực hiện nghiêm công tác tuần tra canh gác, phát hiện và xử lý ngay từ giờ đầu những sự cố đe dọa an toàn đê.

Thường xuyên theo dõi hiện trạng hệ thống đê điều, rà soát, xác định trọng điểm xung yếu đê điều, tổ chức và kiểm tra việc triển khai trên thực tế ở các địa phương; quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về đê điều, chủ động phòng, chống thiên tai, bảo đảm an toàn hệ thống đê.

Thông tin thêm về công tác phòng, chống thiên tai 6 tháng đầu năm 2022, đại diện Tổng cục Phòng, chống thiên tai cho biết, đơn vị đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch Phòng, chống thiên tai quốc gia đến năm 2025. Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về Phòng, chống thiên tai; Đề án Phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển; Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến 2030.

 

 

Vũ Huy 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline