Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 03:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Bạc Liêu sẵn sàng phương án ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn

Thứ năm, 07/12/2023 07:12

TMO - Chủ động ứng phó với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, UBND tỉnh Bạc Liêu đã chỉ đạo các ngành chức năng chuẩn bị công tác ứng phó trong mùa khô năm 2023 -2044 nhằm bảo vệ an toàn cho sản xuất nông nghiệp, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân.

Theo nhận định của Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT), xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 sẽ xuất hiện sớm và sâu hơn so với trung bình nhiều năm, một số thời điểm tương đương năm 2015 - 2016, 2019 - 2020. Cụ thể, từ tháng 1 đến 2-2024, ranh mặn 4g/l vào sâu từ 55 - 65 km, cao hơn 10 - 15 km so với trung bình nhiều năm. Phạm vi ảnh hưởng dự kiến vượt qua các công trình kiểm soát mặn, nhất là vào các kỳ triều cường, kết hợp gió mạnh. Tình hình thời tiết thủy văn còn diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của hiện tượng ElNino.

Với những diễn biến phức tạp nêu trên, dự kiến ảnh hưởng của xâm nhập mặn sẽ tác động tiêu cực đến sản xuất và dân sinh của người dân vùng ĐBSCL. Trong đó, nguy cơ xảy ra thiếu nước cho cây lúa khoảng 56.260ha, 43.300ha vùng chuyên canh cây ăn trái và ảnh hưởng trực tiếp đến nước sinh hoạt của nhiều tỉnh, thành khu vực ĐBSCL. Riêng tỉnh Bạc Liêu sẽ có những địa phương có nguy cơ thiếu nước ngọt như huyện Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Phước Long, Đông Hải và TX. Giá Rai…

Để ứng phó với các tác động của hạn hán, xâm nhập mặn đối với vụ mùa 2023 - 2024 trên địa bàn, UBND tỉnh Bạc Liêu chủ động đưa ra 3 kịch bản phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn với 3 cấp độ khác nhau. Đồng thời, đề nghị các cấp, ngành chuẩn bị kế hoạch ứng phó phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023 - 2024 trên địa bàn tỉnh theo kịch bản 2 (giả định tình huống diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn gay gắt tương đương mùa khô 2015 - 2016). Công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn sẽ tập trung từ đầu tháng 12/2023 đến tháng 5/2024.

Nạo vét tuyến kênh nội đồng để dẫn nước phục vụ sản xuất trên địa bàn huyện Hồng Dân. Ảnh: CL. 

Dự kiến trong mùa khô năm 2023 - 2024, tình hình cung cấp nước sinh hoạt khu vực nông thôn sẽ gặp khó khăn trong các tháng cao điểm của mùa khô (từ tháng 3 - 5/2024) do mực nước ngầm hạ thấp. Một số hộ dân vùng ven biển, vùng sâu vùng xa chưa có tuyến ống cấp nước sạch sẽ  gặp khó khăn về nước sinh hoạt. Sản xuất vụ Đông Xuân và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh nhìn chung sẽ gặp khó khăn.

Cụ thể, kế hoạch sản xuất mùa khô 2023 - 2024 tiếp tục giữ nguyên kế hoạch sản xuất về diện tích lúa vụ mùa (tôm - lúa) ở trên 42.200 ha; diện tích lúa Đông Xuân gần 45.000 ha; diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 146.000 ha; diện tích muối gần 1.400 ha... Tuy nhiên, tỉnh sẽ giảm 2.900 ha lúa Đông Xuân ở những nơi có nguy cơ thiếu nước ngọt như khu vực phía Tây trục kênh Vĩnh Phong (huyện Phước Long) và diện tích ven theo các cống thuộc tiểu vùng giữ ngọt (dự kiến Giá Rai khoảng 1.000 ha; huyện Vĩnh Lợi 1.000 ha và huyện Hòa Bình khoảng 300 ha).

Để chủ động ứng phó và giảm thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn, tỉnh Bạc Liêu cơ cấu lại lịch mùa vụ, vận hành điều tiết nước phục vụ sản xuất lúa và nuôi tôm một cách phù hợp đối với từng vùng sản xuất. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đưa ra các giải pháp như: Sửa chữa cống, trạm bơm, kéo dài đường ống cấp nước sạch nông thôn, công trình kênh mương tạo nguồn; tăng cường kiểm tra, duy tu toàn bộ hệ thống cống, trạm bơm, máy bơm, các trạm cấp nước tập trung trong tỉnh để phục vụ phòng, chống hạn hán với tổng kinh phí ứng phó, giảm thiểu thiệt hại trên 21 tỷ đồng…

UBND tỉnh yêu cầu các ngành chức năng, địa phương triển khai phương án ứng phó với từng vùng sản xuất. Trong đó, chỉ đạo đối với vùng sản xuất phía Nam Quốc lộ 1A, do ảnh hưởng khí hậu El Nino có thể xảy ra nắng nóng kéo dài và xâm nhập mặn vào mùa khô năm 2023 - 2024 nên độ mặn trên hệ thống kênh rạch và trong các ao nuôi tăng cao (trên 30‰). Vì vậy, cần có giải pháp trữ nước ngọt trong hệ thống ao chứa để pha loãng độ mặn khi cần thiết. Đồng thời, người dân nuôi tôm nên hạn chế thả giống vào thời điểm cao điểm của mùa khô (tháng 4 - 5), nhất là với các ao nuôi tôm chưa chuẩn bị tốt các điều kiện thả giống và khu vực ven biển để hạn chế bị ảnh hưởng. Đối với những ao nuôi đang có tôm, bổ sung các sản phẩm để tăng sức đề kháng cho tôm.

 Cống Âu thuyền Ninh Quới vận hành đảm bảo tiếp được nước ngọt sông Hậu về phục vụ vụ lúa Đông Xuân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. 

Đối với khu vực ven biển TP. Bạc Liêu, huyện Hòa Bình, huyện Đông Hải, độ mặn có thể tăng cao vào mùa khô, vì vậy các địa phương phải xây dựng lịch thời vụ cụ thể cho khu vực này và khuyến cáo bà con thả giống khi đủ điều kiện. Cũng như, tùy tình hình thực tế về diễn biến của độ mặn, thời tiết, khả năng đầu tư, kỹ thuật mà các hộ nuôi quyết định mật độ thả, thời điểm thả giống trong khung lịch thời vụ khuyến cáo cho phù hợp. Đối với những địa bàn khó khăn về nguồn nước thuộc xã Vĩnh Trạch, Phường 5 và Phường 8 (TP. Bạc Liêu), khuyến cáo người nuôi tôm thả giống vào các thời điểm đảm bảo nguồn nước (từ tháng 12/2023 - 1/2024 và từ tháng 4 - 6/2024).  

Khi thời tiết nắng hạn, khuyến khích người nuôi tôm thực hiện giải pháp ương sang nhiều giai đoạn đối với mô hình nuôi thâm canh, bán thâm canh và siêu thâm canh. Tuy nhiên, cần bố trí thời gian nghỉ ngắt vụ giữa các vụ nuôi, 1 tháng đối với những ao nuôi đạt hiệu quả và ngắt vụ đối với những ao nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh.

Đối với các mô hình sản xuất phía Bắc Quốc lộ 1A, tùy theo tình hình điều tiết nước thực tế của tỉnh, một số xã có diện tích nuôi tôm đầu nguồn thuộc xã Tân Thạnh, một phần xã Tân Phong (TX. Giá Rai) có thể thả tôm nuôi sớm hơn so với lịch thả giống đã khuyến cáo. Riêng các khu vực hằng năm thiếu nguồn nước mặn vào đầu vụ nuôi như: thị trấn Phước Long, xã Phước Long (huyện Phước Long), xã Vĩnh Lộc, Vĩnh Lộc A (huyện Hồng Dân) và một số địa bàn gần khu vực cuối nguồn nước cấp cần theo dõi chặt thông báo điều tiết nước và chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng lấy nước khi độ mặn đảm bảo để sản xuất.

Bên cạnh đó, để hạn chế tối đa tình trạng thiếu nước mặn cung cấp cho tôm nuôi, UBND tỉnh đề nghị người dân chủ động gia cố bờ bao chắc chắn để chống rò rỉ nước trong ao nuôi và có các biện pháp trữ nước nhằm đảm bảo đủ nguồn nước cấp khi cần thiết. Đặc biệt là theo dõi thông tin về điều tiết nước, dự báo thời tiết, tình hình dịch bệnh để chủ động trong sản xuất…

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh tăng cường tuyên truyền đến người dân để nâng cao nhận thức về tác động nghiêm trọng của hạn hán, xâm nhập mặn; chủ động các giải pháp tích trữ nước, đặc biệt tích trữ nước hộ gia đình, nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; đồng hành cùng chính quyền trong công tác phòng, chống hạn mặn; bố trí cơ cấu mùa, vụ gieo trồng phù hợp và tích nước phục vụ sản xuất trong mùa khô tới, 

Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn nghiêm trọng, cần chủ động phối hợp với các địa phương ưu tiên cung cấp đủ nhu cầu nước tối thiểu cho sinh hoạt của người dân; quán triệt phương châm “không để hộ dân nào thiếu nước sinh hoạt”. Cùng với đó, ưu tiên vận hành các công trình thủy lợi, đặc biệt lưu ý nếu tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn sâu vào đất liền; vận hành hiệu quả hệ thống âu thuyền Ninh Quới.

 

 

Ngọc Diệp 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline