Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 19/01/2025 19:01
Thứ năm, 12/01/2023 19:01
TMO – Bạc Liêu có nhiều tiềm năng thuận lợi để phát triển năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, hydrogen,…) và phát triển kinh tế nông nghiệp, nhất là thủy hải sản, đặc biệt là 02 sản phẩm gạo và tôm.
Diện mạo và tiềm lực kinh tế của tỉnh Bạc Liêu trong những năm qua chuyển biến đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, từng bước khẳng định vị thế trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước. Năm 2022, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Tỉnh tăng 9,6%, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 15%; thu ngân sách nhà nước (thu nội địa) tăng 10,67%.
Chuyển đổi năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, Bạc Liêu còn một số khó khăn, vướng mắc, tồn tại cần khắc phục như: Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp; thu hút vốn đầu tư, nhất là vốn FDI chưa nhiều; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh chưa cao; chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế; đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn. Do đó, trong thời gian tới tỉnh Bạc Liêu cần phát huy tối đa nội lực, phát triển hạ tầng cứng và hạ tầng mềm; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với phân bổ nguồn lực và nâng cao năng lực thực thi cho cấp dưới.
Chú trọng công tác quy hoạch, quy hoạch phải đi trước một bước với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, vừa phát huy tiềm năng, thế mạnh, mở ra không gian phát triển mới, vừa khắc phục tồn tại hạn chế, khó khăn, thách thức; trong quy hoạch phải dành những vị trí thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh tạo công ăn việc làm và của cải vật chất.
Phương Điền
Bình luận