Hotline: 0941068156
Thứ ba, 26/11/2024 14:11
Thứ sáu, 13/10/2023 19:10
TMO - Cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn nhằm tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
Ngành thủy sản phấn đấu trong giai đoạn 2021-2030 sẽ kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm trong các hoạt động thủy sản; phòng ngừa và giải quyết các sự cố môi trường; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và môi trường sống, góp phần ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học; nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong hoạt động thủy sản để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành Thủy sản.
Phấn đấu đến năm 2030 nguồn ô nhiễm, chất thải từ các hoạt động thủy sản được điều tra, đánh giá, quản lý và kiểm soát; chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước và làm suy giảm đa dạng sinh học; Nguồn vốn tự nhiên thủy sản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội từng bước được nghiên cứu, kiểm kê, đánh giá; xây dựng, áp dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên và đầu tư phát triển nguồn vốn tự nhiên thủy sản; Xử lý các vấn đề môi trường trong hoạt động thủy sản; tăng cường năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trong ngành Thủy sản… Mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong chuỗi giá trị thủy sản được nghiên cứu, áp dụng và từng bước được nhân rộng.
(Ảnh minh họa. Nguồn: Q.N)
Để thực hiện các mục tiêu nói trên, các chuyên gian cho rằng cần rà soát, xây dựng, hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường lĩnh vực thủy sản; Chủ động phòng ngừa, quản lý, kiểm soát nguồn ô nhiễm, chất thải từ các hoạt động thủy sản; quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành Thủy sản (quan trắc đất, nước, trầm tích); Kiểm kê, đánh giá nguồn vốn tự nhiên thủy sản phục vụ phát bền vững ngành thủy sản. Bên cạnh đó, một nhiệm vụ quan trọng khác được đề ra là thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong hoạt động thủy sản.
Theo các chuyên gia, cần áp dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên thủy sản, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các hoạt động thủy sản; Chuyển đổi mô hình thủy sản theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh; phát triển sản xuất thủy sản hữu cơ, công nghệ cao, thân thiện với môi trường; Nghiên cứu, xây dựng và từng bước áp dụng mô hình doanh nghiệp/cơ sở/cụm làng nghề/tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản, chế biến, khai thác, kinh doanh thủy sản theo hướng sản xuất xanh, sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường; Áp dụng các mô hình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu dựa trên hệ sinh thái…
Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức, tư duy về bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản; Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất, xây dựng các chính sách, cơ chế ưu đãi, hỗ trợ cho các hoạt động thủy sản thân thiện với môi trường thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh. Ngàn nông nghiệp – nông thôn cần tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, tư duy về bảo vệ môi trường trong sản xuất thủy sản; tăng cường thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trong các hoạt động thủy sản; Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích khai thác, sử dụng, đầu tư, duy trì phát triển nguồn vốn tự nhiên thủy sản; huy động, xã hội hóa nguồn lực trong bảo vệ môi trường thủy sản.
Bên cạnh đó, cần rà soát, bổ sung các chính sách mang tính đặc thù của môi trường thủy sản để thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong hoạt động thủy sản…/.
HẢI YẾN
Bình luận