Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 06/07/2025 17:07

Tin nóng

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Chủ nhật, 06/07/2025

An Giang: Tình hình sạt lở tiếp tục gia tăng

Thứ hai, 10/10/2022 11:10

TMO – Thống kê từ đầu năm 2022 đến nay, so với năm 2021, số vụ sạt lở trên địa bàn tỉnh An Giang đã giảm nhưng lại có xu hướng gia tăng về quy mô và tần suất.

Theo đó, trong 9 tháng năm 2022, trên địa bàn tỉnh An Giang ghi nhận 30 điểm sạt lở, sụt lún, rạn nứt đất bờ sông, kênh, rạch ở các huyện, thị xã: An Phú, Tri Tôn, Châu Phú, Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu và Thoại Sơn với tổng chiều dài 1.505 m. Sạt lở làm ảnh hưởng đến 17 căn nhà của người dân huyện An Phú, Châu Phú, Chợ Mới; trong đó có 3 căn phải di dời khẩn cấp. Ước thiệt hại do sạt lở gần 1,4 tỷ đồng. Đặc biệt, địa bàn huyện Châu Phú có nhiều đoạn sạt lở nhất (14 đoạn) ảnh hưởng giao thông nông thôn và nguy cơ ảnh hưởng đến Quốc lộ 91. Riêng từ ngày 28 - 30/9, địa bàn tỉnh An Giang xảy ra 10 đoạn rạn nứt, sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch ở các huyện An Phú, Chợ Mới, Tri Tôn với tổng chiều dài 288 m.

(Ảnh minh hoạ)

Nguyên nhân các vụ sạt lở bước đầu được xác định do đường giao thông nông thôn sát bờ sông, kênh, rạch, mái bờ thẳng đứng, lưu thông qua lại của các phương tiện giao thông thủy, bộ nhiều. Ngoài ra, mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của bão số 4 khiến đất mềm, bở, rời cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng sạt lở.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, hầu hết các vụ sạt lở xảy ra trên địa bàn luôn được các địa phương chủ động hỗ trợ người dân di dời, có giải pháp tạm thời bảo vệ đường bờ tại các khu vực đoạn cua cong; cắm biển cảnh báo khu vực sạt lở. Các ngành chức năng tổ chức đo đạc, khảo sát địa hình đáy sông, đánh giá nguyên nhân gây sạt lở và đưa ra các khuyến cáo, tổ chức triển khai ngay các giải pháp khắc phục bảo vệ đường bờ, khắc phục về giao thông, dân cư, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân.

Hàng năm, ngành tài nguyên và môi trường tỉnh đều thực hiện đo đạc, quan trắc cảnh báo sạt lở bờ sông hai đợt vào mùa khô và mùa mưa. Kết quả quan trắc cho thấy, toàn tỉnh hiện có 56 đoạn sông cảnh báo nguy cơ sạt lở từ mức độ bình thường đến đặc biệt nguy hiểm với tổng chiều dài 181.540 m. Trong đó, 14 đoạn ở mức độ bình thường, 37 đoạn ở mức độ nguy hiểm và 5 đoạn được cảnh báo ở mức độ đặc biệt nguy hiểm.

Để phòng, chống sạt lở, sụt lún đất, ngành Nông nghiệp thường xuyên phối hợp với các địa phương kiểm tra, rà soát các khu vực cảnh báo sạt lở, các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở kể cả các tuyến kênh, rạch; kịp thời phát hiện để có hướng xử lý theo phương châm 4 tại chỗ; chủ động di dời người dân, nhà ở đến nơi an toàn khi có dấu hiệu rạn nứt, sụt lún nguy cơ sạt lở, đảm bảo an toàn tính mạng người dân. Đồng thời huy động nguồn lực địa phương, Quỹ phòng, chống thiên tai, các nguồn lực hợp pháp khác để hỗ trợ nhân dân kịp thời khắc phục thiệt hại, ổn định cuộc sống khi xảy ra sạt lở; tiếp tục rà soát, kiểm tra các điểm, tuyến sông, kênh rạch bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở để đề xuất các giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm hạn chế, khắc phục sạt lở.

 

 

Mai Cúc

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline