Hotline: 0941068156

Thứ tư, 24/04/2024 14:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ tư, 24/04/2024

An Giang: Quyết tâm giảm hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số

Thứ bảy, 06/08/2022 20:08

TMO - UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Quyết định số 1898 triển khai "Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025" nhằm hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tỉnh An Giang đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều từ 1-1,2%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 3-4%/năm. Đến cuối năm 2025, huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn và tỷ lệ hộ nghèo ở huyện nghèo giảm bình quân 2%/năm. Quyết tâm đến năm 2025, giảm 1/2 số hộ nghèo và hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia. Huyện nghèo trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng, phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản. An Giang ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, gồm: Đường giao thông, trường học, cơ sở y tế, cầu, hạ tầng điện, công trình thủy lợi… cho các huyện nghèo.

Các mô hình chăn nuôi, trồng trọt góp phần ổn định cuộc sống của bà con dân tộc

Để đạt được mục tiêu trên, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn An Giang sẽ triển khai 7 dự án gồm: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội huyện nghèo; đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình.

Theo thống kê, tỉnh An Giang hiện có 20.074 hộ nghèo, chiếm 3,81%; trong đó có gần 4.000 hộ nghèo dân tộc thiểu số, chiếm 14,51%/tổng số hộ dân tộc thiểu số. Hộ nghèo tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, với hơn 17.100 hộ, chiếm 85,19% tổng số hộ nghèo của tỉnh. 

 

 

Phương Điền

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline