Hotline: 0941068156

Thứ ba, 01/07/2025 17:07

Tin nóng

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Bình Dương: Điệp phèo heo hơn 100 tuổi trong trường học được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 01/07/2025

An Giang cảnh báo nguy cơ sạt lở trên 56 đoạn sông

Thứ ba, 03/06/2025 12:06

TMO - Sở Nông nghiệp và Môi trường An Giang cảnh báo toàn tỉnh có 56 đoạn sông cảnh báo nguy cơ sạt lở từ mức độ bình thường đến đặc biệt nguy hiểm. 

An Giang là tỉnh đầu nguồn Đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều sông, kênh, rạch và nhiều đoạn sông cong với nền đất yếu, dễ bị xâm thực, bào mòn nhanh. Chính vì vậy, hàng năm địa phương này liên tục xảy ra sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch, gia tăng cả về quy mô, tần suất.

Tỉnh An Giang đang đối mặt với tình trạng sạt lở bờ sông, kênh, rạch ngày càng nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về đất đai, nhà cửa, hạ tầng giao thông, đe dọa trực tiếp đến đời sống người dân. Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 13 vụ sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch, với tổng chiều dài 639m, ảnh hưởng 20 căn nhà. Ước thiệt hại về đất hơn 1,1 tỷ đồng. 

Đáng chú ý, trong tháng 5 vừa qua, trên địa bàn tỉnh liên tiếp xảy ra sạt lở bờ sông, kênh rạch. Cụ thể, vào khoảng 9h ngày 22/5, xuất hiện một đoạn nứt khoảng 20m, cặp bờ rạch ông Chưởng thuộc ấp Long Định, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, sát mép ĐT946. Trong khu vực vết nứt này có một căn nhà tường xây dựng kiên cố nhưng có nguy cơ đổ sụp xuống rạch ông Chưởng. Khu vực này nằm trong cảnh báo nguy hiểm sạt lở của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang.

Cùng ngày, tại tổ 3, ấp An Thị, xã An Thạnh Trung, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, cũng bất ngờ xảy ra sụt lún tuyến đường vàm Cái Hố với chiều dài khoảng 30m, ăn vào nửa tim đường, phần sụt lún nằm sâu khoảng 0,8m.

Sạt lở bờ sông tại xã Long Điền B, huyện Chợ Mới ảnh hưởng tới 10 căn nhà. 

Trước đó, khoảng 8h sáng 21/5, tại ấp An Phú, xã An Hoà, huyện Châu Thành xảy ra sạt lở tuyến đường nhựa nông thôn với chiều dài khoảng 50m, ăn sâu vào gần hết mặt đường (4-5m tuỳ đoạn), sát chân móng nhà dân. Tuyến đường bị sạt lở hiện còn mặt nhựa khoảng 0,7m là đến chân nhà của các hộ dân sinh sống bên trong mép đường, có độ chênh lệch thấp hơn 1m so với khu vực xung quanh. Đây cũng là đoạn đường vừa được xây kè chống sạt lở, nhưng lại xảy ra sạt lở. Những trụ cọc, lưới rọ kè bị cả vạt đất kéo sạt ra lòng sông.   

Ngày 18/5, tại ấp Long Quới 2, xã Long Điền B (huyện Chợ Mới) xảy ra sạt lở đất bờ sông ảnh hưởng 10 căn nhà. Đoạn sạt lở ở khu vực bờ rạch ông Chưởng, trên Tỉnh lộ 946, thuộc xã Long Điền B, cách cầu Trà Thôn khoảng 100m về phía hạ nguồn (hướng về TP. Long Xuyên). Chiều dài đoạn sạt lở khoảng 70m, xâm thực khoảng 3m, đoạn có nguy cơ ảnh hưởng dài khoảng 200m và làm 10 căn nhà của người dân bị ảnh hưởng (phần nhà sau bị rơi xuống sông), ước tổng thiệt hại khoảng 2 tỷ đồng, rất may không gây thiệt hại về người.

Nguyên nhân các vụ sạt lở do nước lũ dâng cao tạo dòng chảy xiết, gây xói lở 2 bên bờ và đáy sông, kênh, rạch. Mặt khác, do nền đất yếu, mái bờ sông, kênh dốc đứng, các phương tiện thủy qua lại tạo sóng mạnh... làm tăng nguy cơ sạt lở. Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh cảnh báo, toàn tỉnh có 56 đoạn sông cảnh báo nguy cơ sạt lở từ mức độ bình thường đến đặc biệt nguy hiểm.

Trong đó, có 1 đoạn ở mức độ bình thường, 49 đoạn ở mức độ nguy hiểm và 6 đoạn được cảnh báo ở mức độ đặc biệt nguy hiểm; trong đó, các địa phương có 5 đoạn sông có nguy cơ sạt lở cao cần chú ý. như: đoạn sông Tiền chảy qua xã Phú An (huyện Phú Tân); đoạn sông Hậu chảy qua xã Châu Phong (thị xã Tân Châu); đoạn sông Hậu chảy qua xã Bình Mỹ (huyện Châu Phú); đoạn sông Hậu, sông Vàm Nao chảy qua huyện Chợ Mới và đoạn sông Hậu chảy qua xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên.

Địa phương này tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao năng lực ứng phó, giảm thiệt hại do sạt lở bờ sông. 

Thời gian qua, địa phương này đã triển khai nhiều biện pháp như: Thực hiện quan trắc và cảnh báo sạt lở định kỳ 2 lần/năm và quan trắc đột xuất tại các điểm có nguy cơ cao để cảnh báo người dân và chính quyền địa phương kịp thời ứng phó. Đồng thời, đầu tư xây dựng công trình kè chống sạt lở; tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm như xây dựng trái phép ven sông, khai thác cát sỏi không phép, và lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi.

Nhằm chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do sạt lở đất bờ sông, kênh rạch, UBND tỉnh đã yêu cầu các Sở, ngành liên quan tổ chức rà soát, xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở và các khu vực cảnh báo sạt lở đất bờ sông, kênh rạch đặc biệt nguy hiểm nằm trong cảnh báo của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh để chủ động phương án di dời người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm. Đối với những nơi chưa có điều kiện để di dời ngay, các địa phương cần có phương án chủ động sơ tán khi xảy ra sạt lở để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, xử lý trường hợp vi phạm quy định pháp luật về thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai, gồm các hành vi: tự ý đào đất lòng kênh, đê bao để đắp mặt bằng, sân, nhà ở; xây dựng công trình, vật kiến trúc lấn chiếm phạm vi bảo vệ bờ sông, kênh, rạch, đê điều, công trình thủy lợi gây cản trở dòng chảy, tăng nguy cơ bị ảnh hưởng do sạt lở…/.

 

Bùi Thành

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline